fbpx

Tổng hợp Lớp 9: Hạn chế lớn nhất trong ngành chế biến thủy sản ở nước ta

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Tổng hợp lớp 9 câu hỏi như sau: Hạn chế lớn nhất trong ngành chế biến thủy sản ở nước ta


Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Những hạn chế

Mặc dù đạt được những kết quả khả quan đó nhưng ngành thuỷ sản vẫn còn có những hạn chế nhất định :

– Về khâu sản xuất và chế biến thì các sản phẩm của thuỷ sản tuy xuất khẩu được nhiều nhưng chất lượng không được cao, chính vì thế mà giá trị của hàng thuỷ sản Việt Nam không được cao. Giá bán các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam so với các nước trong khu vực hay trên thế giới đều thấp hơn nhiều, vi thế tổng giá trị xuất khẩu thu về không được cao, không đúng với giá trị thực của các sản phẩm đó. Các nhà máy xí nghiệp sản xuất các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu đều đã cũ, không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng các mặt hàng xuất khẩu vào các nước như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu…

– Về khâu đánh bắt và nuôi trồng thì ngành thuỷ sản vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng của đất nước. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện nay vẫn chiếm tỉ lệ tương đối thấp, còn nhiều diện tích đất bỏ phí rất nhiều, chưa được khai thác hết, hiệu quả của việc nuôi trồng chưa được cao. Các phương tiện đánh bắt của nước ta rất nghèo nàn, lạc hậu, có ít phương tiện có khả năng đánh bắt xa bờ, các phương tiện đánh bắt với khối lượng thấp,do đó hiệu quả kinh tế không cao.

– Về việc tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm, các doanh nghiệp chưa chú trọng đến khâu marketing cho các sản phẩm của mình, do đó dẫn đến việc một số sản phẩm không phù hợp ở một số thị trường hay chất lượng không đáp ứng được đúng với yêu cầu thị trường đòi hỏi

Những nguyên nhân

Sau những bước phát triển nhảy vọt vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 hoạt động đánh bắt thuỷ sản đã có dấu chững lại do hiệu quả giảm sút, năng suất khai thác tàu thuyền là 0,92 tấn hải sản/mã lực ,đến 1995 giảm xuống còn 0,62 tấn/mã lực do các nguyên nhân tự nhiên ( khai thác hải sản ven bờ đã vượt mức cho phép 10% ) và các nguyên nhân chủ quan (máy móc và trang thiết bị lạc hậu ,thiếu phương tiện và kinh nghiệm đánh bắt hải sản đại dương, trình độ lực lượng lao động còn thấp …)

– Hiện nay, gần 80% số nhà máy chế biến thuỷ sản đã hoạt động trên 10 năm, chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng chế biến sản phẩm xuất khẩu.

– Hầu hết hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam hiện nay dưới dạng thô (ướp lạnh, ướp đông.. .) với giá trị thấp.

-Trong thời gian tới, ngành thuỷ sản sẽ phải dựa nhiều vào khu vực nuôi trồng mà chủ yếu là nuôi tôm xuất khẩu, trong khi đó diện tích nuôi thuỷ sản nước mặn và nước lợ hiện chỉ chiếm 35% tổng số 800 ngàn ha eo, vịnh, đầm phá tự nhiên ở nước ta.

– Khu vực nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về các chính sách thuế, luật pháp của Chính phủ vốn, công nghệ nuôi trồng, giống, chế biến.. . Thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam tự nuôi trồng chỉ chiếm 63% trong đó hơn 90% là nuôi thâm canh và bán thâm canh có chất lượng không ổn định và năng suất rất thấp, chỉ băng 15% so với Thái Lan. Vào đầu năm 2001, riêng tôm giống thiếu khoảng 3-4 tỷ con.

– Còn thiếu nhiều phương tiện đánh bắt cá xa bờ hoặc các phương tiện này quá nghèo nàn, lạc hậu đã làm hạn chế khai thác luồng cá lớn có giá trị cao.

– Các thiết bị bảo quản cần thiết cho thuỷ sản trước khi đưa vào bờ không có đủ làm giảm chất lượng hàng thuỷ sản do khâu bảo quản trên biển.

– Tình trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản hiện nay thiếu định hướng thị trường, các chiến lược phát triển thị trường, thiếu quy hoạch và người sản xuất vội vã với lợi ích trước mắt đã gây lên bệnh dịch tôm làm thiệt hại lớn về kinh tế, môi sinh, môi trường bị ảnh hưởng nặng nề kéo dài.

– Thiếu lao động có trình độ, các chuyên gia cao cấp và các nhà khoa học. Cơ cấu và chất lượng lao động thuỷ sản tuy có sự đổi mới nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành.

– Việc ứng dụng công nghệ sinh học vào chọn và lai tạo giống nuôi trồng còn hạn chế, vấn đề đầu tư, giải quyết các mối quan hệ trong sử dụng đất đai ven biển giữa nuôi trồng thuỷ sản- rừng- muối-lúa còn nhiều điều phải xem xét đến.

– Chương trình khai thác hải sản xa bờ được Nhà nước hỗ trợ đầu tư khá cao nhưng hiệu quả sản suất còn thấp.

– Giá xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam hiện chỉ bằng một nửa giá xuất khẩu thuỷ sản cùng chủng loại và chất lượng của Thái Lan.

– Sự thiếu đoàn kết trong sản xuất và kinh doanh giữa các doanh nghiệp, làm ăn theo kiểu chụp giật từ đó ảnh hưởng đến uy tín của ngành thuỷ sản Việt Nam.


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai