fbpx

Toán Lớp 9: Cho đường tròn (O,R) và đường thẳng d cố định, d không có điểm chung với đường tròn. Gọi M là điểm thuộc đường thẳng d. Qua M kẻ hai ti

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Toán lớp 9 câu hỏi như sau: Cho đường tròn (O,R) và đường thẳng d cố định, d không có điểm chung với đường tròn. Gọi M là điểm thuộc đường thẳng d. Qua M kẻ hai tiếp tuyến MA,MB với đường tròn (A,B là các tiếp điểm). Từ O kẻ OH vuông góc với đường thẳng d (H thuộc d). Nối A với B, AB cắt OH tại K và cắt OM taị I. Tia OM cắt (O;R) tại E
a) Chứng minh rằng năm điểm A, O, B, H, M cùng thuộc một đường tròn.
b) Chứng minh rằng OK. OH=OI.OM
c) Chứng minh E là tâm đường tròn nội tiếp tam giác MAB


Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

a) Xét tứ giác $OAMB$ có:

$\widehat{OAM} + \widehat{OBM} = 180^o$

Do đó $OAMB$ là tứ giác nội tiếp

Ta lại có: $\widehat{OAM} = \widehat{OBM} = 90^o$

$\Rightarrow OM$ là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tức giác $OABM$

$\Rightarrow O,A,M,B$ cùng thuộc đường tròn đường kính $OM$ $(1)$

Xét tứ giác $OAHM$ có:

$\widehat{OAM} = \widehat{OHM} = 90^o$

Do đó $OAHM$ là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính $OM$

$\Rightarrow O,A,H,M$ cùng thuộc đường tròn đường kính $OM$ $(2)$

$(1)(2)\Rightarrow A,O,B,H,M$ cùng thuộc một đường tròn

b) Ta có: $MA, MB$ là tiếp tuyến của $(O)$ tại $A$ và $B$

$\Rightarrow MA = MB$

mà $OA = OB = R$

nên $OM$ là trung trực của $AB$

$\Rightarrow OM\perp AB$

$\Rightarrow \widehat{I} = 90^o$

Xét $ΔOIK$ và $ΔOHM$ có:

$\widehat{O}:$ góc chung

$\widehat{OIK} = \widehat{OHM} = 90^o$

Do đó $ΔOIK\sim ΔOHM \, (g.g)$

$\Rightarrow \dfrac{OI}{OH} = \dfrac{OK}{OM}$

$\Rightarrow OK.OH = OI.OM$

c) Xét $ΔMAB$ cân tại $M$ $(MA= MB)$

có $MO$ là trung trực của $AB$

$\Rightarrow MO$ là phân giác của $\widehat{AMB}$ $(3)$

Ta cũng có: $OM$ là trung trực của $\widehat{AOB}$ trong $ΔOAB$ cân tại $O$

$\Rightarrow \widehat{AOE} = \widehat{BOE}$ nên cung AE = cung BE

$\Rightarrow \widehat{ABE} = \widehat{MBE}$ (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung cùng chắn hai cung bằng nhau) (cung AE=cung BE)

$\Rightarrow BE$ là phân giác của $\widehat{ABM}$ $(4)$

$(3)(4)\Rightarrow E$ là tâm đường tròn nội tiếp $ΔMAB$

toan-lop-9-cho-duong-tron-o-r-va-duong-thang-d-co-dinh-d-khong-co-diem-chung-voi-duong-tron-goi


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai