fbpx

Sinh Học Lớp 9: nêu diễn biến các kì nguyên phân , giảm phân tính số nhiễm sắc thể , số tâm động , số cromatit ở các kì nguyên phân , giảm phân ai làm

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Sinh Học lớp 9 câu hỏi như sau: nêu diễn biến các kì nguyên phân , giảm phân
tính số nhiễm sắc thể , số tâm động , số cromatit ở các kì nguyên phân , giảm phân
ai làm được thì giúp em , em cảm ơn


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

 Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân:

a) Kỳ trung gian

– Nhiễm sắc thể dài, mảnh, duỗi xoắn

– Nhiễm sắc thể nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép

– Trung tử nhân đôi thành hai trung tử

b) Nguyên phân

– Kỳ đầu: Nhiễm sắc thể bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt. Các nhiễm sắc thể kép dính vào các sợi tơ

– Kỳ giữa: Các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại, các nhiễm sắc thể kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo ở thoi phân bào

– Kỳ sau: Từng nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động thành hai nhiễm sắc thể đơn phân ly về hai cực của tế bào

– Kỳ cuối: Các nhiễm sắc thể đơn duỗi xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh thành nhiễm sắc chất

→ Kết quả từ một tế bào ban đầu tạo thành hai tế bào con có một nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào mẹ (2n NST)

 

 Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong giảm phân:

a) Lần phân bào Ⅰ

– Kỳ đầu: Các nhiễm sắc thể bắt đầu xoắn, co ngắn. Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo sau đó tách rời

– Kỳ giữa: Các nhiễm sắc thể kép tương đồng tập trung và xếp song song thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thôi phân bào

– Kỳ sau: Các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng phân ly độc lập với nhau về hai cực của tế bào

– Kỳ cuối: Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành (Bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép)

b) Lần phân bào Ⅱ

– Kỳ đầu: Nhiễm sắc thể co lại cho thấy số lượng nhiễm sắc thể kép trong bộ đơn bội

– Kỳ giữa: Các nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo ở thoi phân bào

– Kỳ sau: Từng nhiễm sắc thể kép chẻ dọc ở tâm động thành hai nhiễm sắc thể đơn phân ly với nhau về hai cực của tế bào

– Kỳ cuối: Các nhiễm sắc thể nằm gọn trong nhân mới với số lượng đơn bội



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

* Nguyên phân :

– Kì trung gian: lúc đầu NST tồn tại ở dạng sợi đơn và duỗi xoắn. NST tự nhân đôi ở pha S để tạo ra NST ở trạng thái kép. Trung thể tự nhân đôi để tạo ra 2 trung thể và chúng di chuyển dần về 2 cực của tế bào.

– Kì đầu: NST ở trạng thái kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn và dày lên. Hai trung thể di chuyển về 2 cực và nằm đối xứng với nhau, 1 thoi tơ vô sắc bắt đầu được hình thành giữa 2 trung thể, màng nhân, nhân con tiêu biến.

– Kì giữa: NST kép đóng xoắn cực đại và có hình dạng đặc trưng (hạt, chữ V, que) được tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Chúng dính với dây tơ vô sắc ở tâm động. Thoi vô sắc đã trở nên hoàn chỉnh.

– Kì sau: NST kép tách nhau ở tâm động để hình thành 2 NST đơn và phân li đều về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của dây tơ vô sắc.

– Kì cuối: NST ở trạng thái đơn và chúng dần duỗi xoắn trở lại để tạo thành dạng sợi mảnh. Màng nhân, nhân con dần xuất hiện để bao bọc lấy bộ NST ở 2 cực của tế bào. Thoi vô sắc dần biến mất. Đồng thời, xảy ra sự phân chia tế bào chất:

+ Ở tế bào động vật: màng sinh chất ngay ở khoảng giữa tế bào co thắt từ ngoài vào trong để phân chia thành 2 tế bào con.

+ Ở tế bào động vật: tế bào mới, được hình thành do thành tế bào ở khoảng giữa phát triển từ trong ra ngoài phân chia ế bào mẹ thành 2 tế bào con.

* Giảm phân:

a. Lần phân bào 1

– Kì trung gian: NST đơn tự nhân đôi trở thành NST kép (gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động), trung thể tự nhân đôi và di chuyển về 2 cực của tế bào.

– Kì đầu 1: NST ở trạng thái kép dần co xoắn đồng thời xảy ra hiện tượng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa 2 trong 4 sợi cromatit của cặp NST kép tương đồng. Hai trung thể di chuyển về 2 cực của tế bào. Màng nhân, nhân con tiêu biến.

– Kì giữa 1: NST ở trạng thái kép co ngắn cực đại và có hình dạng đặc trưng. NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Thoi vô sắc đã hoàn chỉnh. NST kép dính với thoi vô sắc ở tâm động.

– Kì sau 1: mỗi NST kép trong từng cặp tương đồng vẫn giữ nguyên trạng thái (không tách nhau ở tâm động) phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của thoi vô sắc. (Mỗi cực có n NST kép).

– Kì cuối 1: NST ở trạng thái kép. Màng nhân, nhân con dần xuất hiện trở lại bao lấy bộ NST ở mỗi cực của tế bào. Thoi vô sắc mờ dần và biến mất. Xảy ra sự phân chia tế bào chất để hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa nNST ở trạng thái kép.

b. Lần phân bào 2:

– Kì trung gian 2: các NST kép không nhân đôi mà đóng xoắn như kì cuối 1,  trung thể tự nhân đôi.

– Kì đầu 2: NST kép không xảy ra biến đổi so với kì trung gian, 2 trung thể di chuyênr về 2 cực của tế bào. Một thoi vô sắc được hình thành giưã 2 trung thể (vuông góc với thoi vô sắc GP 1) màng nhân, nhân con tiêu biến.

– Kì giữa 2: NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đaọ của thoi vô sắc, NST kép đính với thoi vô sắc ở cả 2 phía của tâm động. Thoi vô sắc trở nên hoàn chỉnh.

– Kì sau 2: NST kép tách nhau ở tâm động tạo thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của thoi vô sắc.

– Kì cuối 2: màng nhân, nhân con xuất hiện trở lại bao lấy bộ NST ở mỗi cực của tế bào (mỗi tế bào có n NST đơn). Thoi vô sắc tiêu biến, diễn ra sự phân chia tế bào chất để hình thành các tế bào con.

 

sinh-hoc-lop-9-neu-dien-bien-cac-ki-nguyen-phan-giam-phan-tinh-so-nhiem-sac-the-so-tam-dong-so-c


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    KHÔNG HỌC ĐÔNG, KHÔNG ÁP LỰC – GIA SƯ 1 KÈM 1, MỞ CỬA TƯƠNG LAI!
    MIỄN PHÍ HỌC THỬ 1 BUỔI - LIÊN HỆ NGAY
    test_ai