fbpx

Ngữ văn Lớp 9: THEO AI PHẢI CẨN THẬN Đức Khổng Tử thấy kẻ đánh lưới bắt chim sẻ chỉ đánh được thuần sẻ non vàng mép. Ngài bèn hỏi rằng: –

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 9 câu hỏi như sau: THEO AI PHẢI CẨN THẬN
        Đức Khổng Tử thấy kẻ đánh lưới bắt chim sẻ chỉ đánh được thuần sẻ non vàng mép. Ngài bèn hỏi rằng:
    – Không đánh được sẻ già là tại làm sao?
Kẻ đánh lưới nói:
     -Sẻ già biết sợ, cho nên khó bắt được, sẻ non tham ăn, cho nên dễ bắt. Nếu sẻ non mà theo sẻ già thì bắt sẻ non cũng khó, nhưng nếu sẻ già mà theo sẻ non thì bắt sẻ già cũng dễ!
       Đức Khổng Tử nghe đoạn quay lại bảo học trò rằng: “Biết sợ để tránh tai họa, tham ăn mà quên nguy vong, đó đều là tính tự nhiên vậy. Song, phúc hay họa lại do ở cái theo khôn hay theo dại. Cho nên người quân tử trước khi theo ai phải cẩn thận. Theo ai mà biết phòng xa như người lão luyện thì được toàn thân, theo ai mà hay nông nổi như kẻ trẻ thì bại hoại”
 
1,xác định PTBĐ chính
2, Theo nội dung câu chuyện sẻ già có theo sẻ non không?
3,hình ảnh ẩn dụ sẻ non, sẻ già có ý nghĩa gì?
4, theo em, Đức Khổng Tử đã nói gì với các học trò của mình?
5, phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau và rút ra kết luận: Cho nên người quân tử trước khi theo ai phải cẩn thận


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

$#Ruby$

Câu 1:

– Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2: 

– Theo nội dung của câu chuyện, sẻ già không theo sẻ non.

-> Dẫn chứng: ”Không đánh được sẻ già là tại làm sao?”

Câu 3: 

– Hình ảnh ẩn dụ sẻ non có ý nghĩa đại diện cho những người trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, còn nông nổi, chưa suy nghĩ sâu xa.

– Hình ảnh ẩn dụ sẻ già có ý nghĩa đại diện cho những người đã từng trải, có đầy đủ kinh nghiệm trong cuộc sống, suy nghĩ già dặn, sâu xa.

Câu 4: 

– Theo em, Đức Khổng Tử đã nói với các học trò mình rằng trong cuộc sống này, không có gì là chắc chắn cả nên khi ta làm theo một ai đó, ắt hẳn sẽ có cái tốt và cái xấu. Vậy nên hãy luôn làm theo bản thân mình và giữ vững lập trường, đừng để bị lung lay.

Câu 5:

– Trạng ngữ: trước khi đi theo ai

– Chủ ngữ: người quân từ

– Vị ngữ: phải cẩn thận

– Từ nối: cho nên



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

$\text{1.}$ PTBĐ chính: Tự sự

$\text{2.}$ Theo nội dung câu chuyện, sẽ già không theo sẻ non.

@ Vì: “Sẻ già biết sợ, cho nên khó bắt được, sẻ non tham ăn, cho nên dễ bắt.”

$\text{3.}$

@ Hình ảnh ẩn dụ:

$\text{+}$  Sẻ già: những người từng trải, khôn ngoan, dày dặn kinh nghiệm

$\text{+}$  Sẻ non: những người trẻ tuổi, còn non dại, thiếu kinh nghiệm sống

$\text{4.}$ Theo em Khổng Tử đã nói với các học trò của mình rằng:

– Đừng nhìn lợi ích trước mắt mà bị mua chuộc, dụ dỗ, những thứ tưởng chừng như đơn giản, vô hại lại chính là “cạm bẫy” bất ngờ.

– Chúng ta phải luôn tỉnh táo, sáng suốt trong mọi lựa chọn, quyết định của mình, lựa chọn khôn ngoan thì sẽ gặp điều lành, lựa chọn nông nổi, thiếu chín chắn sẽ nhận lấy hậu quả khôn lường.

$\text{5.}$

@ Phân tích: 

Cho nên: (QHT) 

Chủ ngữ: người quân tử

Vị ngữ: trước khi theo ai phải cẩn thận

$\Rightarrow$  Câu đơn

$\textit{#L}$


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai