fbpx

Ngữ văn Lớp 9: “(…) Chúng ta hãy biết trân quý vẻ đẹp tâm hồn, bởi đó là yếu tố tiên quyết làm nền giả trị chân chính của một con người. Con người l

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 9 câu hỏi như sau: “(…) Chúng ta hãy biết trân quý vẻ đẹp tâm hồn, bởi đó là yếu tố tiên quyết làm nền giả trị chân chính của một con người. Con người là tổng hòa của vẻ đẹp hình thức bên ngoài lẫn tâm hồn bên trong (…). Với tôi, vẻ đẹp đáng được nâng niu, trân trọng được ngưỡng mộ hơn hết vẫn là nét đẹp toát lên từ tâm hồn mỗi người.
Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp tổng hòa của cảm xúc, nhận thức, lý trí và khát vọng, của lòng nhân ái, bao dung thấu hiểu và sẻ chia, của sự chân thành, hiểu biết, thái độ, cách suy nghĩ và sự lắng nghe… trong cuộc sống. Một tâm hồn đẹp giúp ta biết yêu thương, biết sống đẹp, sống có ích. Vẻ đẹp tâm hồn như người ta vẫn nói, tuy nó không có hình hài nhưng thực sự sâu xa và bên vững. Bởi vậy, đó là cái đẹp đáng được quý trọng nhất.
(…) Giống như lớp vỏ bên ngoài, như bình hoa hay một cô búp bê, khi ngắm mãi,(…) ta cũng sẽ thấy chân. Vẻ đẹp hình thức của một con người cũng vậy. Dẫu đẹp, dầu ấn tượng đến mấy rồi cũng sẽ dễ dàng bị xóa nhòa nếu người đó chỉ là một con người nhạt nhẽo, vô duyên, hay ích kỷ, xấu xa… Nhưng vẻ đẹp tâm hồn thì khác. Nó luôn tạo nên được sức hút vô hình và mạnh mẽ nhất, là giá trị thực sự lâu bền của bản thân mỗi người. Một người có tâm hồn đẹp thì vẻ đẹp tâm hồn sẽ càng tôn vinh bồi đắp cho vẻ đẹp hình thức của người ấy. Và muốn có được vẻ đẹp tâm hồn, mỗi người cần phải trải qua quá trình rèn luyện, tu dưỡng, học hỏi một cách thường xuyên(…)”
(Nguyễn Đình Thu, Trích Vẻ đẹp tâm hồn” )
Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, vẻ đẹp nào “đáng được nâng niu, trân trọng, được ngưỡng mộ hơn hết”?
Câu 3 (0,5 điểm): Nêu tác dụng của phép tu từ trong văn sau: “Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp tổng hòa của cảm xúc, nhận thức, lý trí và khát vọng; của lòng nhân ái, bao dung thấu hiểu và sẻ chia; của sự chân thành, hiểu biết, thái độ, cách suy nghĩ và sự lắng nghe… trong cuộc sống”.
Câu 4 (0,5 điểm): “Một người có tâm hồn đẹp thì vẻ đẹp tâm hồn sẽ càng tôn vinh, bởi đắp cho vẻ đẹp hình thức của người ấy”. Em có đồng tình với quan điểm này của tác giả không? Vì sao?


Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Câu 1.

– Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận

Câu 2.

– Theo tác giả, vẻ đẹp “đáng được nâng niu, trân trọng, được ngưỡng mộ hơn hết”: nét đẹp toát lên từ tâm hồn mỗi người

Câu 3.

– Phép tu từ trong câu văn trên: liệt kê (“cảm xúc, nhận thức, lý trí và khát vọng; của lòng nhân ái, bao dung thấu hiểu và sẻ chia; của sự chân thành, hiểu biết, thái độ, cách suy nghĩ và sự lắng nghe”)

-> Tác dụng: 

+ tăng giá trị gợi hình, gợi cảm

+ nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò của vẻ đẹp tâm hồn. Vẻ đẹp ấy là đại diện cho rất nhiều những suy nghĩ, đức tính của con người

Câu 4.

– Em đồng tình với quan điểm của tác giả

– Vì: tục ngữ có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vẻ đẹp bên ngoài tuy cũng quan trọng nhưng chưa phải đáng quý nhất. Theo thời gian, vẻ bề ngoài của con người rồi sẽ tàn phai dần. Chỉ có vẻ đẹp tâm hồn là vẫn luôn tồn tại, bền vững. Điều đặc biệt của vẻ đẹp tâm hồn mà vẻ đẹp về ngoại hình không có đó là: vẻ đẹp tâm hồn giúp đánh giá nhân cách của một con người, thể hiện qua những suy nghĩ, hành động tốt đẹp, biết yêu thương, giúp đỡ người khác…


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai