Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 9 câu hỏi như sau: Giúp với ạ
Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa,phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
Không có kính,ừ thì ướt áo
Mưa tuôn,mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay,lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng,gió lùa khô mau thôi
Câu1:Xác định các từ láy,phân loại và cho biết những từ láy đó gợi ý lên điều gì?
Câu2Chỉ ra biện pháp so sánh trong 2 khổ thơ trên?Nêu tác dụng
Câu3:Khổ thơ trên đã ngợi ca vẻ đẹp nào của người lính lái xe Trường Sơn?
Câu4:Nét đặc sắc trong đoạn thơ em vừa chép là giọng điệu,ngôn ngữ và cấu trúc ngữ pháp.Hãy Chỉ ra những câu thơ làm nên nét đặc sắc đó và cho biết tác dụng trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Câu 1.
– Từ láy: phì phèo, ha ha
– Phân loại từ láy:
+ Láy toàn bộ: ha ha
+ Láy bộ phận: phì phèo
– Những từ láy đó gợi lên thái độ bình tĩnh, ung dung, yêu đời của những người lính lái xe. Xe không có kính khiến bụi phủ đầy mình nhưng dường như nó không đáng để lo lắng đối với những người lính. Ngược lại, họ còn bình tĩnh châm điếu thuốc, cười đùa rất vui vẻ
Câu 2.
– Biện pháp so sánh:
+ Bụi phun tóc trắng – người già
+ Mưa tuôn, mưa xối – ngoài trời
-> Tác dụng:
+ tăng giá trị gợi hình, gợi cảm
+ phản ánh hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà những người lính lái xe không kính phải trải qua : thiên nhiên khắc nghiệt, điều kiện chiến đáu gian khổ, thiếu thốn
Câu 3.
– Khổ thơ trên đã ca ngợi vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn: lạc quan, yêu đời, bản lĩnh kiên cường, hiên ngang, coi thường gian khổ.
Câu 4.
– Nét đặc sắc trong đoạn thơ em vừa chép là giọng điệu,ngôn ngữ và cấu trúc ngữ pháp.Những câu thơ làm nên nét đặc sắc đó:
+ Không có kính ừ thì có bụi
+ Không có kính,ừ thì ướt áo
+ Chưa cần rửa,phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
+ Chưa cần thay,lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng,gió lùa khô mau thôi
– Tác dụng của những câu văn trên trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ: những câu văn trên sử dụng ngôn ngữ rất gần gũi với đời sống hằng ngày. Dường như nó không phải là thơ nữa, nó như lời tâm sự, nói chuyện của những người lính lái xe với giọng điệu hóm hỉnh, ngang tàng khi đối mặt với khắc nghiệt, gian khổ trên hành trình lái những chiếc xe không kính tiến vào miền Nam. Nó đã làm nổi bật sự dũng cảm, mạnh mẽ của người lính lái xe Trường Sơn, với tư thế ung dung, yêu đời. Khó khăn, thử thách trước mắt cũng không thể cản được ý chí căm thù giặc, một lòng hướng về miền Nam ruột thịt để thống nhất đất nước