fbpx

Ngữ văn Lớp 9:

Cho mình 5 ví dụ về khởi ngữ, và mỗi phương châm hội thoại 2 ví dụ, cách dẫn trực tiếp cách dẫn gián tiếp 4 ví dụ, các thành phần bi

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 9 câu hỏi như sau:

Cho mình 5 ví dụ về khởi ngữ, và mỗi phương châm hội thoại 2 ví dụ, cách dẫn trực tiếp cách dẫn gián tiếp 4 ví dụ, các thành phần biệt lập mỗi thành phần 3 ví dụ


Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

$*$ 5 ví dụ về khởi ngữ:

– Còn mắt tôi, thì các anh lái xe bảo: ”Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”

(Trích “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê)

Cái bàn này chân đã gãy.

Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phan-Xi-Păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

(Trích “Lặng lẽ Sapa” – Nguyễn Thành Long)

– Đối với tôi, việc học hành là quan trọng nhất.

– Về chuyện hôm qua, anh ta đã bỏ tôi lại giữa đường.

$*$ 2 ví dụ mỗi phương châm hội thoại:

– Phương châm về lượng và quan hệ:

+ Lâm hỏi Tiến: “Ngày mai ăn gì?”

Tiến trả lời: “Ngày mai là thứ bảy”

-> Trả lời thiếu (vi phạm phương châm về lượng), không đáp ứng được yêu cầu của người hỏi.

+ Chi hỏi Châu: “Bây giờ là mấy giờ rồi nhỉ?”

Châu trả lời: ” Hơn 10 giờ rưỡi.”

-> Trả lời đủ, đúng nội dung, đáp ứng được yêu cầu của người hỏi.

– Phương châm về chất:

+ Ăn ốc nói mò -> Thành ngữ chỉ việc nói mò mà không có căn cứ.

+ Nói có sách, mách có chứng -> Không nói vu vơ, bịa tạc câu chuyện.

– Phương châm lịch sự:

+ Gặp người lớn, Hoa thường hay chào: “Cháu chào ông/ bà ạ!”

+ Đi học về, Nga luôn nói: “Con chào ba mẹ ạ!”

– Phương châm cách thức: 

+ Dây cà ra dây muống -> chỉ cách nói dài dòng, rườm rà.

+ Lúng búng như ngậm hột thị -> chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rõ ràng.

$*$ 4 ví dụ về cách dẫn trực tiếp và gián tiếp:

– Cách dẫn trực tiếp:

+ Mẹ bảo Nhung: “Nhớ về nhà sớm, con nhé!”

+ Ông bà ta thường bảo: “Người ta là hoa đất”

+ Nhà phê bình Đồng Thị Sáu từng nói: “Hạnh phúc của Vũ Nương là thứ hạnh phúc vô cùng mong manh và ngắn ngủi. Mong manh như sương như khói, ngắn ngủi như kiếp sống của đoá phù dung sớm nở tối tàn”

+ Nhà văn Pháp Belzec nổi tiếng với những án phê phán từng định nghĩa về lòng khiêm tốn: “Khiêm tốn là lương tri của con người.”

– Cách dẫn gián tiếp:

+ Ông Sáu đã khuyên con trai rằng dù ở bất kì lĩnh vực nào, con cũng cần có sự nỗ lực.

+ Đứa bạn tôi thường nói đùa rằng mày không học thì chỉ có nước đi phụ hồ.

+ Ông cha ta đã từng nói rằng chết vinh còn hơn sống nhục.

+ Nhà văn Raxum Gamzatop từng khuyên các nghệ sĩ trẻ rằng đừng nói cho tôi đề tài/ hãy nói cho tôi đôi mắt.

$*$ 3 ví dụ cho mỗi thành phần biệt lập:

– Thành phần tình thái:

+ Chắc hẳn nó đã rất buồn khi rớt kì thi chuyên.

+ Hình như mùa thu đã đến rồi! 

+ Nếu Trương Sinh bình tĩnh, biết lắng nghe hơn thì có lẽ, Vũ Nương đã không chết oan như vậy.

– Thành phần cảm thán:

+ “, bạn ấy có váy đẹp quá!” – Nga nói.

+ Hỡi ôi, những con người bất hạnh!

+ “Ối giời ơi, sao mà nóng thế này!” – lão Vân than thở.

– Thành phần phụ chú:

+ Cái Bửu – Con nhà hào phú.

+ Thằng Nam – một trong những phường ăn cướp của làng.

+ Con Kim Ngọc – đứa giả nai nhất lớp tôi.

– Thành phần gọi – đáp:

+ “Dạ, con nghe rồi” – Chi đáp.

+ “Mẹ ơi, con về rồi!” – Cái Nga nói vọng từ sân vào nhà.

+ “Ông ơi, hôm nay ông rảnh không ạ?” – Hà hỏi ông nội.

#SuK22


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    KHÔNG HỌC ĐÔNG, KHÔNG ÁP LỰC – GIA SƯ 1 KÈM 1, MỞ CỬA TƯƠNG LAI!
    MIỄN PHÍ HỌC THỬ 1 BUỔI - LIÊN HỆ NGAY
    test_ai