fbpx

Ngữ văn Lớp 9: Bài 1: Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Tôi là viên đá mọn không tên Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên Chiến

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 9 câu hỏi như sau: Bài 1: Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tôi là viên đá mọn không tên Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên Chiến đấu lớn dưới ngọn cờ của Đảng. Tôi yêu bản hùng ca không tắt Mà lời ca sang sảng những tên người Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi hai mươi Thân trai trẻ vì nhân dân làm giá súng. Phan Đình Giót như một hòn núi lớn Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai La Văn Cầu vì rất quý những bàn tay Đã chặt đứt cánh tay mình xông tới. Lý Tự Trọng đầu không hề chịu cúi Lúc ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du Chị Sáu ơi! Bông hoa chị cài đầu Còn thắm mãi giữa ngàn cây Côn Đảo (Vương Trùng Dương)

Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên? Câu 2: Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào là chính? Tác dụng.

Câu 3: Hình ảnh Lý Tự Trọng “ra pháp trường còn đọc Nguyễn Du” và chị Võ Thị Sáu với “bông hoa chị cài đầu” gợi lên ý nghĩa gì? Câu 4: Tại sao tác giả lại xem mình là “viên đá mọn không tên”


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Câu 1:Phong cách ngôn ngữ: Tự sự, biểu cảm

Câu 2: Biện pháp tu từ chính: liệt kê (tên tuổi và hành động dũng cảm của những anh hùng trẻ tuổi trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc.)

**)Tác dụng:

+) Nhấn mạnh vẻ đẹp kiên cường, bất khuất của những cá nhân anh hùng đã làm nên thời đại anh hùng, qua đó bộc lộ niềm tự hào, ngợi ca, biết ơn của tác giả.

+) Tạo âm hưởng mạnh mẽ, hào hùng cho đoạn thơ.

Câu 3:

Hình ảnh Lý Tự Trọng “ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du” và chị Võ Thị Sáu với “bông hoa chị cài đầu” gợi lên ý nghĩa:

– Làm nổi bật tư thế hiên ngang, bất khuất đến bất diệt trước sự tàn ác của kẻ thù của những con người sẵn sàng hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc.

– Khắc họa sâu đậm lòng yêu nước, tinh thần lạc quan, thư thái cùng vẻ đẹp tâm hồn đầy chất nhân văn ngay cả khi đối diện với cái chết.

Câu 4:Tác giả xem mình là “viên đá mọn không tên”

– Tác giả cảm nhận sâu sắc được  vai trò và những đóng góp to lớn của các thế hệ cha anh đi trước đối với công cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc.

– Tác giả cảm thấy mình nhỏ bé, thậm chí vô danh, vô nghĩa khi chưa có những đóng góp, cống hiến xứng đáng cho dân tộc.

– Việc xem mình là “viên đá mọn không tên” thể hiện thái độ khiêm tốn, chân thành và bộc lộ khao khát được thể hiện phần trách nhiệm của cá nhân với đất nước.



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Câu 1:

Biểu cảm, miêu tả

Câu 2:

Liệt kê “Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, La Văn Cầu, Lý Tự Trọng, Chị Sáu”

Tác dụng:

tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho đoạn thơ

Nhấn mạnh về con người đất Việt và sự hi sinh lớn lao họ dành cho quê hương, đất nước, khẳng định tinh thần chiến đấu của họ

Tình yêu, sự trân trọng, cảm phục dành cho những tấm tương hi sinh vì tổ quốc

Câu 3: 

Ý nghĩa: Khẳng định tình yêu tổ quốc, nhân dân, sự ngoan cường và trái tim, tâm hồn đẹp tươi cảu họ. Trái tim họ kiên cường, mạnh mẽ, dũng cảm, bất chấp mọi thách thức chông gai và thậm chí là cái chết cũng không ngần ngại.

Câu 4:

Vì: Tác giả thấy bản thân còn bé nhỏ so với đóng góp của mọi người xung quanh và chưa thể cống hiến vì tổ quốc. Có thể nói, đây là biểu hiện của một người khiêm tốn, chân thành. 

Bên cạnh đó, ta còn thấy tác giả còn là người có chí lớn cống hiến cùng khao khát hiến dâng cho quê hương, tổ quốc. 


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai