Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 9 câu hỏi như sau: I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
Câu 2 (0,5 điểm): Em hiểu như thế nào về cụm từ “người đồng mình” trong đoạn thơ?
Câu 3 (1,0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong 2 câu thơ:
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Câu 4 (1,0 điểm): Vẻ đẹp của “người đồng mình” qua đoạn thơ?
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ văn bản Nói với con. Của tác giả Y Phương.
Câu 2: Người đồng mình là đồng bào của mình, là những người có chung quóc tịch với mình, chảy trong mình dòng máu của dân tộc.
Câu 3: Biện pháp tu từ: cấu trúc đối: rừng cho hoa-con đường cho tấm lòng.
Tác dụng: làm nổi bật lên hình ảnh trong câu thơ, nhấn mạnh ý nghĩa của những tấm lòng trong con đường.
Câu 4: “Người đồng mình” qua đoạn thơ trích Nói với con của Y Phương thể hiện sự giản dị và tài hoa của mình. Những hình ảnh đáng yêu của họ hiện lên rõ nét giữa vẻ đẹp của núi rừng thơ mộng hiền hòa, “đan lờ”, “cài nan hoa”. Dưới đôi bàn tay cần cù, siêng năng của “người đồng mình”, họ đã biến những khu rừng đất trống đồi núi trọc thành nơi cư trú tuyệt vời. Họ lập bản làng, lợp nhà, tạo đường, nên chính những con đường ấy nặng trĩu “những tấm lòng” bao dung, nhân hậu, gắn bó tình đoàn kết của những con người nơi đây.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ Nói với con của Y Phương
Câu 2:
Em hiểu “Người đồng mình” là người bản mình, người vùng mình, người dân quê mình gần gũi, thân thương.
Câu 3:
+“Rừng cho hoa”: nhân hóa rừng không chỉ cho gỗ, cho lâm sản mà còn cho hoa => vẻ đẹp tinh thần
+ “Con đường cho những tấm lòng”: ẩn dụ’ đâu chỉ dẫn lối mà còn cho những tấm lòng cao cả tấm lòng cao cả, thủy chung
Câu 4:
Cách gọi “người đồng mình” vừa gợi ra sự thân thiết, gần gũi vừa gợi ra nét độc đáo chỉ có ở quê hương. Trên mảnh đất thân thương, bức tranh lao động hiện ra với những con người cần mẫn, tươi vui trong tiếng hát. Đôi bàn tay tài hoa, khéo léo, thoăn thoắt trong điệu “đan”, “cài”, “ken”.. để làm ra những dụng cụ lao động, những mái nhà vững chãi. Những đôi bàn tay lao động chân chất đã góp phần dựng xây quê hương ấm no, hạnh phúc. Dù không có dòng thơ nào nhắc đến họ trong dáng hình nhưng vẻ đẹp của người lao động được gợi ra từ những công việc hàng ngày, đầy tài hoa mà giản dị, đời thường.