Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 9 câu hỏi như sau: kể lại một kỉ niệm đẹp về tình bạn có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Chiều, tan học, tôi lại rảo bước trên con đường quen, nơi mà trước đây tôi và An – một người bạn thân thiết thuở nhỏ của tôi có bao nhiêu là kỉ niệm, vui có, buồn có. Nhưng có lẽ kỉ niệm về ngày An dạy tôi chạy xe đạp làm tôi nhớ mãi…
Ngày ấy, An sống cùng bà ngoại ở cạnh nhà tôi, bởi An là con gái nên chúng tôi cũng dễ dàng trở nên thân thiết với nhau. An là một cô bé rất đáng yêu, hay cười và hơn tôi rất nhiều điều khác. An có một làn da nâu với mái tóc ngắn so le khiến cô bé trở nên mạnh mẽ. Tôi yêu mến An ở sự mạnh mẽ – An chưa lần nào khóc!
Sáng nào cũng thế, An đều qua nhà tôi và rước tôi đi học. Không phải nhà tôi không có xe mà chỉ vì tôi không biết chạy xe đạp. Cứ như thế mà An chở tôi mấy năm liền. Cho đến những ngày cuối cấp 1, đó là ngày cuối tuần, tôi đứng trông mãi mà không thấy An đến. Thế là tôi bèn đi qua nhà An xem cô nàng có ngủ quên hay không. Đến nhà thì bà ngoại An bảo rằng An đã đi học rồi. Tôi bắt đầu thấy nóng rơ trong người. Và tôi đi bộ đến trường với sự giận dữ. Có lẽ lúc nhỏ tôi là cô bé được chìu chuộng nên tôi hay tỏ ra khó chịu khi có việc không vừa ý mình. Giờ nghĩ lại thấy mình thật quá đáng!!
Đến lớp, tôi tiến về An liền.
– An! Sao hồi sáng An không rước Chi? Để Chi đi bộ đau chân rồi nè!!
An vẫn điềm nhiên và nói với vẻ nghiêm khắc:
– Sau này An sẽ không chở Chi đi nữa đâu! Chi lớn rồi chứ còn bé gì đâu. Sáng mai An sẽ chỉ cho Chi chạy xe đạp!
An nói bấy nhiêu rồi đi ra ngoài, tôi cũng chả nói được điều gì. Sáng hôm sau, An bắt đầu tập cho tôi chạy xe. Tôi rất nhát nên khi leo lên xe, đạp được hai, ba vòng đã ngã. Cứ như thế, tôi không chịu được nữa, tôi bắt đầu khóc.
– Chi không tập nữa đâu, té đau lắm!!
– Té đau thì cứ khóc, khóc xong phải đứng lên mà tiếp tục. Nếu không sẽ thất bại mãi đấy.
Câu nói lúc này của An khiến tôi có thêm động lực, tôi bắt đầu luyện chạy xe đạp nhiều hơn… Va rồi tôi đã thành công. Hôm ấy tôi sang nhà An để khoe kết quả của mình. Thế nhưng, tôi đã rất bất ngờ khi biết rằng ba mẹ An đã rước An ra Hà Nội. Tôi như không tin vào sự thật nữa. Và đến bấy giờ tôi mới hiểu được câu nói của An ” sẽ không chở Chi đi học nữa ” … Tôi đứng lặng, nước mắt bỗng rơi.
Ngày hôm nay, tuy mỗi đứa đã mỗi nơi, nhưng tôi vẫn không sao quên được hình bóng của An. Tuy đó chỉ là một kỉ niệm nhỏ nhưng nó sẽ mãi mãi là một kỉ niệm – một khinh nghiệm sống trong đời tôi: “Té đau thì cứ khóc, khóc xong phải đứng lên mà tiếp tục”. Giờ này nơi đâu đó, chắc An cũng đang nghĩ về tôi…
Chú thích : chữ in đậm là yếu tố miêu tả
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Tôi nhớ nhất là kỉ niệm với Dương.Tôi và Dương chơi thân với nhau từ hồi mẫu giáo. Dương xinh xắn và rất hiền lành. Dương học giỏi lại cần cù chịu khó nên bài kiểm tra nào của bạn cũng đạt điểm cao. Còn tôi, sức học chỉ trên trung bình một chút, lại còn lười nữa nên kết quả học tập không cao. Tuy sức học khác nhau nhưng tôi và Dương vẫn thân nhau, lúc nào cũng như hình với bóng.
Một hôm, có tiết kiểm tra Lịch sử. Do hôm trước mải xem phim trinh thám nên bài vở tôi nắm rất lơ mơ. Tôi cắm mặt vào tờ giấy kiểm tra, lo lắng vì biết chắc mình không làm được câu nào. Chợt một ý nghĩ vụt qua đầu tôi. Đúng rồi, mình sẽ hỏi Dương. Chắc chắn Dương thuộc bài. Tôi đá vào chân Dương mấy cái ra hiệu cầu cứu. Dương quay sang nhìn tôi nhăn nhó. Tôi hỏi khẽ:
– Cậu làm bài xong chưa. Cho tớ chép với.
– Cậu không học bài à?
– Tớ mới học sơ sơ thôi, đưa bài cho tớ chép!
Lúc đầu, Dương lưỡng lự, không biết xử trí thế nào nhưng khi nhìn bộ mặt “đáng thương” cuả tôi, nó liền chìa bài cho tôi chép. Tôi không hề suy nghĩ gì, cắm cúi chép một mạch từ đầu đến cuối. Hết giờ, tôi nộp bài với tâm trạng sung sướng. Thể nào bài cũng được điểm cao.
Thế nhưng, tuần sau, đến giờ trả bài, cô giáo đã phê bình tôi và Dương trước lớp vì đã chép bài của nhau:
– Cô rất buồn vì Thanh và Dương đã chép bài của nhau. Cô không biết ai chép của ai, vì vậy, cô cho cả hai bạn điểm không.
Tôi cúi mặt, im lặng lén nhìn sang Dương. Nó như người mất hồn, nước mắt trào ra lăn trên má.
Cuối giờ, Dương đứng lên đi về mà không đợi tôi. Tôi hiểu Dương giận tôi về cái điểm không quái ác đó. Nhưng điểm không thì có làm sao mà phải buồn rầu đến như vậy. Nghĩ thế nên tôi ung dung về nhà, định bụng an ủi Dương sau.
Sáng hôm sau, tôi tới lớp. Dương đã ngồi đó với hai mắt sưng húp. Tôi ngồi xuống, hỏi:
– Cậu có bị bố mẹ mắng không?
Dương nhìn tôi, trào nước mắt:
– Có, nhiều là đằng khác. Mình buồn vì đã làm bố mẹ không vui. Tớ lo điểm này ảnh hưởng đến điểm tổng kết cuối năm.
Nghe Dương nói vậy tôi thấy hối hận và thương Dương quá. Dương đã chịu oan ức vì tôi. Chưa bao giờ tôi xấu hổ như vậy. Tôi đứng dậy, ra cửa lớp. Tôi chờ cô tới để nhận lỗi, để Dương khỏi bị oan.
Thế đấy các bạn ạ. Sau khi nói sự thật với cô, tôi thấy vô cùng thanh thản. Cho đến giờ, tôi và Dương vẫn chơi thân với nhau. Bài kiểm tra Sử hôm đó đã trở thành kỉ niệm giữa hai chúng tôi.