fbpx

Ngữ văn Lớp 9: Cảm nhận khổ 1,4 Viếng lăng bác

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 9 câu hỏi như sau: Cảm nhận khổ 1,4 Viếng lăng bác


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

$????dieulinh2k7????$

Khổ 1:

           Cảm xúc của tác giả Viễn Phương khi đứng trước lăng Bác đã được khắc họa rõ nét trong khổ thơ đầu bài thơ “Viếng lăng bác”:

                                       “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

                                         Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

                                         Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

                                         Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”

Câu thơ đầu với lời thơ giản dị, mộc mạc như văn xuôi như một lời thông báo rằng sau biết bao mong mỏi, cuối cùng nhà thơ đã được ra thủ đô Hà Nội vào lăng viếng Bác nhưng trong câu thơ mộc mạc giản dị ấy chứa sự bồi hồi xúc động của một người con lần đầu ra thăm lăng Bác. Tác giả sinh “con” gọi “bác” bởi đây là cách gọi thân mật đậm chất Nam Bộ đồng thời cũng là cách xưng hô của toàn thể nhân dân Việt Nam Nam đối với Người thể hiện tình cảm thành kính, thân mật, gần gũi như tình cảm ruột thịt. Viễn Phương dùng cách nói giảm nói tránh, không nói là ra “ viếng” là nói là ra  “thăm” như con về thăm cha, thăm nơi bác nhỉ, chỗ bác nằm  để giảm nhẹ nỗi đau thương, mất mát, nhưng trong giọng thơ vẫn có gì đó ngậm ngùi đau xót đồng thời khẳng định đối với nhà thơ và nhân dân ta bác như còn sống mãi. Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng với tác giả là hình ảnh “ hàng tre” một hình ảnh quen thuộc và gần gũi đối với làng quê Việt Nam từ bao đời nay. Trước hết, đây là hình ảnh thực bởi xung quanh lăng Bác trồng rất nhiều tre và có lẽ vì quá nóng lòng nên nhà thơ đã đến từ rất sớm và trong làn sương sớm, hàng tre như dài rộng bát ngát hơn từ láy “bát ngát” đã cho ta thấy điều này. Ngoài ra đó cũng là hình ảnh ẩn dụ cho hàng tre xanh Việt Nam tượng trưng cho những con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trước mọi khó khăn ăn gian khổ, thử thách. Thành ngữ  “bão táp mưa sa” Là thành ngữ chỉ những khó khăn, thăng trầm trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hàng tre cũng như những chiến sĩ đang ngày đêm canh giấc ngủ cho Người, đồng thời cũng là hình ảnh cả dân tộc Việt Nam trung thành, bền bỉ, gắn bó với Bác.Như vậy, hình ảnh hàng tre cũng đã nói lên bao bồi hồi xúc động trong lòng tác giả. Thán từ “Ôi!” được tách riêng tạo thành câu đặc biệt đã nói hộ nhà thơ bao cảm xúc thiết tha, thương mến, tự hào đang dâng trào trong lòng. Nói tóm lại, bằng giọng điệu trong sáng thiết tha gần gũi và lời thơ giàu giá trị, Viễn Phương đã thể hiện rõ cảm xúc của mình khi đứng trước lăng Bác.

Khổ 4:

                      Cảm xúc và ước nguyện của nhà thơ khi rời xa lăng Người đã được khắc họa rõ nét trong khổ thơ cuối bài thơ “Viếng lăng bác”. Ngay câu thơ đầu, qua cụm từ “thương trào nước mắt”, người đọc cảm nhận rõ nét cảm xúc lưu luyến, bịn rịn, xúc động của nhà thơ khi nghĩ rằng chỉ ngày mai thôi ông sẽ phải rời xa lăng Người để trở về miền Nam câu thơ như một lời giã biệt chân thành mộc mạc. Trong dòng cảm xúc ấy, tác giả bộc lộ nguyện ước:

             “Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

              Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

              Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

Điệp ngữ “Muốn làm”, cấu trúc câu khuyết chủ ngữ, liệt kê, hình ảnh ẩn dụ tự nhiên, nhịp thơ dồn dập như lớp sóng dâng trào trong lòng cho thấy nguyện ước chân thành, tha thiết, cao đẹp của tác giả. Muốn làm con chim để dâng tiếng hót trong trẻo và hòa hợp vào bản hòa ca chung.  Muốn là một bông hoa lặng lẽ tỏa hương, khoe sắc làm đẹp trong nơi Người ở. Muốn làm một cây tre trung hiếu để mãi mãi bên Người, để canh giấc ngủ ngàn thu cho người. Tất cả đều là sự vật quen thuộc, gần gũi quanh lăng. Ước nguyện hóa thân rất chân thành, mộc mạc, tha thiết đáng trân trọng cảm phục. Hình ảnh hàng tre ở khổ 1 đến đây lại xuất hiện nhưng mang nét nghĩa bổ sung.  Đó là hình ảnh “cây tre trung hiếu” tạo kết cấu đầu cuối tương ứng tạo dấu ấn đậm nét và khiến dòng cảm xúc trở nên trọn vẹn. “Hàng tre” không chỉ được nhân hóa như con người mà còn tượng trưng cho con người Việt Nam trung thành với đất nước, với nhân dân. Hình ảnh đã thể hiện lòng kính yêu, trung thành, nguyện đi theo con đường của Người. Nói tóm lại, bằng giọng điệu trong sáng thiết tha gần gũi và lời thơ giàu giá trị, Viễn Phương đã thể hiện rõ cảm xúc và ước nguyện của mình khi rời xa lăng Người.



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

“Viếng lăng Bác” là tiếng lòng của nhà thơ đối với Bác Hồ kính yêu trong lần ra Bắc viếng lăng Bác cùng đoàn cán bộ miền Nam năm 1976, khi đất nước thống nhất. Bài thơ thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ khi lần đầu tiên được viếng Bác. Tình cảm ấy được thể hiện chân thành và cảm động qua khổ 1 và khổ 4 của bài thơ.

Mở đầu bài thơ, Viễn Phương không giấu nổi niềm xúc động của một người con đã đi từ một nơi rất xa cả về không gian và thời gian, giờ đây giây phút được trở về bên Bác, được nhìn ngắm nơi bác yên nghỉ, hồi tưởng về quá khứ xa xăm:

      “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
       Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
      Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
      Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng” 

Câu thơ mở đầu như một lời thông báo ngắn gọn, lời lẽ giản dị nhưng chứa đựng trong nó biết bao điều sâu xa. Nhà thơ nói mình ở miền Nam, ở tuyến đầu của Tổ quốc, ở nơi máu đổ suốt mấy chục năm trời. Như vậy, không đơn giản là chuyên đi thăm công trình kiến trúc, không chỉ chiêm ngưỡng trước di hài một vĩ nhân mà đó là cây tìm về cội, lá tìm về cành, máu chảy về tim, sông trở về nguồn.

Chữ “con” ở đầu câu thơ nghe thật thân thiết và cảm động. Trong ngôn từ của nhân loại không có một chữ nào lại xúc động và sâu nặng bằng tiếng “con”. Cách xưng hô này thật gần gũi, thật thân thiết, ấm áp tình thân thương mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. Đồng thời, cũng diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.

Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” cũng là một dụng ý đặc biệt. “Viếng” là đến chia buồn với thân nhân người chết. còn “thăm” là gặp gỡ, trò chuyện với người đang sống. Cách nói giảm, nói tránh đã làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát. Lời thơ khẳng định Bác vẫn còn mãi trong trái tim nhân dân miền Nam,trong lòng dân tộc. Đồng thời gợi sự thân mật, gần gũi: Con về thăm cha – thăm người thân ruột thịt, thăm chỗ Bác nằm, thăm nơi Bác ở để thỏa lòng khát khao mong nhớ bấy lâu.

Câu thơ không có một dụng công nghệ thuật nào nhưng lại vô cùng gợi cảm, dồn nén biết bao cảm xúc. Cách xưng hô và cách dùng từ của Viễn Phương giúp cho người đọc cảm nhận được tình cảm xúc động, nhớ thương của một người con đối với cha. Đó không chỉ là tình cảm riêng của nhà thơ mà còn là tình cảm chung của dân tộc Việt Nam. Thế hệ này tiếp nối thế hệ khác song tất cả đều có chung một tình cảm như thế với Bác Hồ kính yêu.

Hình ảnh hàng tre bát ngát mở ra không gian rộng lớn, khoáng đạt. Hàng tre tiêu biểu cho mọi miền quê hương đất nước, biểu tượng tâm hồn của Bác luôn rộng mở trước thiên nhiên, là biểu tượng cho tinh hoa, cho đất nước, cho sức sống bền bỉ của dân tộc Việt Nam. Thành ngữ “bão táp mưa sa” nhằm chỉ những khó khăn, gian khổ, những vinh quang và cay đắng mà nhân dân ta đã vượt qua trong trường kì dựng nước và giữ nước, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ vừa qua. “Đứng thẳng hàng” là tinh thần đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng, không bao giờ khuất phục, tất cả vì độc lập tự do của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ.

Hàng tre bát ngát ấy như những đội quân danh dự cùng với những loài cây khác đại diện cho những con người ở mọi miền quê trên đất nước Việt Nam tụ họp về đây xum vầy với Bác, trò chuyện và bảo vệ giấc ngủ cho Người. Nơi Bác nghỉ vẫn luôn xanh mát bóng tre xanh. Chỉ một khổ thơ ngắn thôi nhưng cũng đủ để thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng liêng của nhà thơ và cũng là của nhân dân đối với Bác kính yêu.

Nếu ở khổ thơ đầu, nhà thơ giới thiệu mình là người con miền Namra thăm Bác thì trong khổ thơ cuối, nhà thơ lại đề cập đến sự chia xa Bác. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam,xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén, ẩn giấu trong lòng mà được bộc lộ thể hiện ra ngoài:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”

Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như một lời giã biệt. Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng. Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. Đó là không chỉ là tâm trạng của tác giả mà còn là của muôn triệu trái tim khác. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá.

Mặc dù lưu luyến muốn được ở mãi bên Bác nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng để được luôn ở bên Người trong thế giới của Người:

“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”

Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên“con chim”,”đóa hoa”,”cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả. Nhà thơ ao ước được hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếng hót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem sắc hương, điểm tô cho vườn hoa quanh lăng. Đặc biệt là ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” để nhập vào hàng tre bát ngát, canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người.

Hình ảnh cây tre có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện của đồng miền Nam,của mỗi chúng ta nói chung với Bác.

  • Kết bài:

Kết thúc đầu cuối tương ứng khiến bài thơ như một tiếng khóc đau đớn, nghẹn ngào trước sự ra đi của Bác, là lòng thương nhớ không nguôi, lòng kính phục vô hạn của nhà thơ Viễn Phương và của nhân dân ta đối với Bác Hồ. Khổ 1 và 4 của bài thơ diễn tả thành công hình tượng Bác Hồ vĩ đại bằng những hình ảnh đẹp, nhịp điệu tha thiết, cảm xúc nồng nàn chân thực. Âm hưởng của bài thơ ngân vang mãi trong lòng người đọc.


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    KHÔNG HỌC ĐÔNG, KHÔNG ÁP LỰC – GIA SƯ 1 KÈM 1, MỞ CỬA TƯƠNG LAI!
    MIỄN PHÍ HỌC THỬ 1 BUỔI - LIÊN HỆ NGAY
    test_ai