fbpx

Ngữ văn Lớp 9: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Một dãy núi mà hai màu mây Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác Như anh với em, như Nam với Bắc N

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 9 câu hỏi như sau: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền.
Trường Sơn tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Rau hết rồi, em có lấy măng không.
Em thương anh bên tây mùa đông
Nước khe cạn bướm bay lèn đá
Biết lòng anh say miền đất lạ
Chắc em lo đường chắn bom thù
Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ
Em xuống núi nắng về rực rỡ
Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư”.
(“Trường sơn đông,trường sơn tây” – Phạm tiến duật)
Câu 1: Em hiểu như thế nào về “Miền đất lạ”
Câu 2: So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ “tiểu đội xe không kính” với với “trường sơn đông, trường sơn tây” của phạm tiến duật ( Viết khoảng 6 đến 7 câu )
Câu 3: Nêu biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:
“Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Câu 3:

Phép so sánh trong đoạn thơ nói lên rằng anh với em, miền Nam với miền Bắc tuy khác nhau nhưng là một, giống như mây, mưa, khí trời, của hai bên Trường Sơn tuy khác nhau nhưng lại liền một dải núi.

Câu 2:

Là những nhà thơ quân đội trưởng thành trong những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Chính Hữu và Phạm Tiến Duật từng sống, trải nghiệm và thấm thía đời sống của người lính trên chiến trường. Trên đôi bàn tay của hai nhà thơ không chỉ vững vàng những cây súng đánh giặc mà còn từng bừng nở cho đời những vần thơ diệu kì về người lính. Hai trong số những áng thơ ấy là Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cùng khắc họa hình ảnh người lính trong lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam nhưng bên cạnh những điểm chung vốn dễ nhận thấy, ở hai bài thơ, mỗi bài lại có những nét đẹp riêng.

Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ra đời năm 1948, những năm tháng đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy vất vả, chính quyền ta vừa thành lập còn non trẻ. Những người lính của “Đồng chí” là những người lính chống Pháp, họ đến với kháng chiến từ màu áo nâu của người nông dân, từ cái nghèo khó của những miền quê lam lũ:

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Còn Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật ra đời năm 1969, thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang vào hồi ác liệt. Những người lính thời kì này còn rất trẻ. Họ phần lớn vừa rời ghế nhà trường, tâm hồn còn phơi phới tuổi xuân. Đó là những con người:

“Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

Hoàn cảnh, điều kiện khác nhau như vậy tất yếu dẫn đến sự khác nhau về ý thức giác ngộ cách mạng của những người lính ở hai bài thơ. Nhận thức về chiến tranh của những người lính chống Pháp còn đơn giản, chưa sâu sắc như thời kì kháng chiến chống Mĩ. Trong “Đồng chí”, tình cảm thiêng liêng nhất được nhắc tới là tình đồng chí, đồng đội. Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” mới thấy xuất hiện ý niệm về ý chí, tinh thần yêu nước:

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”

Sống giữa chiến trường với tình đồng đội thiêng liêng, người lính chống Pháp nhớ về gia đình với mẹ già, vợ dại, con thơ. Người lính kháng Mĩ thì đã khác. Họ hiểu rằng kháng chiến là gian khố và còn trường kì nữa. Vậy nên xe hàng cùng con đường ra mặt trận đã trở thành ngôi nhà chung và những người đồng đội đã trở thành gia đình ruột thịt.



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Câu 1 : ” Miền đất lạ ” – miền đất mới , hình anh như biểu tượng cho những vùng đất mới lạ , thú vị mà người lính đặt chân đến , miền đất ở đây có thể là miền đất của hoài bão , lí tưởng cách mạng hoặc cũng có thể hiểu là miền đất với phong cảnh hữu tình , tuyệt đẹp . 
Câu 2 : 

Mình xin gạch ý nối , có j bạn nối lại thành câu , và thêm chút sáng tạo của bản thân 

+ Hai người lính đều hoạt động trong hoàn cảnh gian khổ của chiến tranh , mưa bom , bão đạn 

+ Người lính ở bài ” trường Sơn đông , trường Sơn Tây ” nổi bật với tình cảm ( tình yêu đôi lứa ) người lính bài còn lại mang đậm tình yêu đất nước quê hương . 

+ cả hai người lính đều bộc lộ được sự Dũng cảm , sự ủng dung , trẻ trung trí ông công việc 

( bạn nối các câu lại thêm hs tưởng của bản thân đồng thời thêm dẫn chứng vào là đủ nhé )

Câu 3 : Biện pháp tu từ : so sánh ” anh với em ” , ” nam với Bắc ” , ” đông với Tây “

Điệp ngữ : ” như ” 

= > nhấn mạnh sự gắn kết , sự liên kết dặc biệt của người lính . 

@@@học tốt nhé ! 


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    KHÔNG HỌC ĐÔNG, KHÔNG ÁP LỰC – GIA SƯ 1 KÈM 1, MỞ CỬA TƯƠNG LAI!
    MIỄN PHÍ HỌC THỬ 1 BUỔI - LIÊN HỆ NGAY
    test_ai