Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 9 câu hỏi như sau: phân tích 4 khổ thơ đầu bài đoàn thuyền đánh cá
xin mn đó
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Mở đầu bài thơ tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của bức tranh hoàng hôn trên biển:
” Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa “
Với cách quan sát tinh tế, với biện pháp so sánh “mặt trời” như “hòn lửa” nhà thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh hoàng hôn trên biển rực rỡ, tráng lệ, lung linh, huyến ảo với hình ảnh mặt trời đang từ từ lặn xuống. Càng xuống thấp, màu sắc càng đỏ hơn, rực rỡ hơn. Với cách so sánh chính xác, độc đáo, nhà thơ đã vè lên bức tranh hoàng hôn trên biển rộng lớn mà vô cùng ấm áp. Bức tranh hoàng hôn trên biển còn được nhà thơ miêu tả bằng một tâm hồn lãng mạn, bằng trí tưởng tượng phong phú bay bổng, bằng phép nhân hóa “sóng cài then”, “đêm sập cửa”. Theo liên tưởng của nhà thơ, vũ trụ là ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống là cánh cửa khổng lồ, những con sóng lăn tăn trên mặt biển là then cửa. Sự liên tưởng độc đáo thú vị cho thấy con người và thiên nhiên luôn gắn bó hòa hợp. Điều này khắc hẳn với hồn thơ Huy Cận trước cách mạng.
Bức tranh hoàng hôn trên biển là phông nên cho sự xuất hiện của con người:
” Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
Nhà thơ đã tạo ra sự đối lập: thiên nhiên vũ trụ nghỉ ngơi thì con người bắt đầu công việc. Từ”lại” đã thể hiện rõ điều đó. Đoàn thuyền đánh cá rời bến vào lúc hoàng hôn. “Đoàn thuyền” gợi cảnh lên đường đông vui, tấp nập. Được chúng kiến cảnh ngư dân trên biển Quảng Ninh chuẩn bị ra khơi trong niềm vui náo nức, nhà thơ đã có những liên tưởng rất độc đáo “câu hát căng buồm”. Theo cảm nhận của tác giả, câu hát của người dân lao động đã cùng gió thổi căng cánh buồm đưa thuyến ra khơi. Cách nói độc đáo, sáng tạo thể hiện khí thế lên đường hào hứng phấn khởi của ngư dân trên biển. Họ tìm thấy niềm vui trong công việc, trong cuộc sống mới nên họ hào hứng lên đường chinh phục biển khơi. Hình ảnh cánh buồm no gió tượng trưng cho khí thế phơi phới đi lên của nhân dân miền Bắc trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Con người lên đường trong niềm vui phơi phới:
“Hát rằng cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngà dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi! “
Nhà thơ Huy Cận như hóa thân vào con người lao động để nói lên tâm tư tình cảm của họ. Lời hát ấy thể hiên mong muốn trời ên biển lặng, mưa thuận gió hòa “cá bạc biển Đông lặng” để chuyến ra khơi được thuận lợi, an toàn. Lời hát kết hợp với biện pháp so sánh “cá thu” như “đoàn thoi” thể hiện lời ca ngợi sự giàu có, hào phòng của biển cả quê hương. Câu cảm thán “Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi !” đã thể hiên niềm mong muốn tha thiết, chính đáng đánh bắt được nhiều cá. Với cảm nhận tinh tế và trí tưởng tượng phong phú bay bổng, nhà thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh hoàng hôn rực rỡ, lộng lẫ và hình ảnh con người lao động trong khí thế lên đường hào hứng phấn khởi, sẵn sàng chinh phục biển khơi, làm chủ cuộc đời.
Với trí tưởng tượng phong phú bay bổng, nhà thơ khôn chỉ miêu tả bức tranh hoàng hôn trên biển rực rỡ tráng lệ và tâm trạng náo nức của con người khi lên đường mà ông còn vẽ ra trước mắt người đọc một khung cảnh lao động tuyệt vời trên biển đêm:
” Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”
Con thuyến ra khơi có gió làm bánh lái có trăng làm cánh buồm. Đoàn thuyến lướt đi trong đêm không chỉ bằng sức mạnh của con người, thiên nhiên mà còn bằng chính cả lời ca tiếng hát của họ. Với khí thế văng tràn, với những hình ảnh thơ phóng đại rất lãng mạn “lái gió”, “buồm trăng”,”mây cao”…tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh con người lao động với tư thế tầm vóc lớn lao, sánh ngang hàng với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ. Con người vốn nhỏ bé nhưng họ lại đang tung hoành giữa biển khơi , làm chủ thiên nhiên, biển trời, công việc. Hai câu thơ đấu phảng ơhaats hương vị cổ điển ( hình ảnh mây trời sóng nước trăng sao và người ngư phủ là những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ ddierm phương đông)tuy nhiên trong thơ Huy Cận những hình ảnh ấy lại mang hơi thở của cuộc sống mới. Đã qua rồi cái thười kì con người nhỏ bé đơn độc trước thiên niên bí ẩn. Mang trong mình tinh thần làm chủ, con người đã hiên ngang vướt qua bao chặng đường để tìm đến nơi có sẵn cá tôm . Công việc đánh bắt cá được họ chuẩn bị chu đáo ” dàn đan thế trận lưới vây giăng” như một trân đánh hào hùng khiến ta liên tưởng: biển khơi là chiến trường, nhưng ngư dân là những chiến sĩ, những ngư cụ là những vũ khí. Điều đó cho thấy con người sẵn sàng chinh phục biển khơi để làm giàu cho bản thân, đất nước.
Bức tranh lao động trên biển đêm còn được nhà thơ miêu tả qua vẻ đẹp của các loài cá biển:
” Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.”
Bức tranh về các loài cá biển được nhà thơ miêu tả bằng cách quan sát tinh tế, nghệ thuật liệt kê “cá nhụ”, “cá chim”, “cá đé”… và những từ ngữ đặc tả như từ láy “lấp lánh”, tính từ “đen”,”hồng”…
từ đó tác giả cho thấy bức tranh sơn mài rực rỡ sắc màu về các loài cá biển. Mỗi loài cá mang một vẻ đẹp riêng. Dưới ánh trăng cá song quẫ đuôi khiến cho bức tranh đó trở nên sống động, đa sắc màu. Hình ảnh độc đáo gọi cá là “em” thể hiện niềm yêu mến tha thiết của nhà thoe trước vẻ đẹp thiên nhiên. Đứng trước thiên nhiên biển đêm nhà thơ có liên tưởng rất thud vị qua phép nhân hóa “đêm thở”, “sao lùa”. Nghe âm thanh rì rào của sóng của gió của thủy triều lên xuống khiến cho nhà thơ liên tưởng là đêm thở. Nhìn ánh trăng chiếu xuống mặt nước, nước vỗ vào mạn thuyến khiến cho nhà thơ liên tưởng là sao lùa. Qua đó cho thấy thiên nhiên ko chỉ kì vĩ nên thơ mà còn có hồn như mottj sinh thể sống. Đồng thời cho thấy tâm hồn tinh tế, nhạ cảm của nhà thơ.
Mình bổ sung rồi đó. Bạn tham khảo nha.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Bạn tham khảo!