Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 9 câu hỏi như sau: Cho đoạn văn sau:
“…Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn:
– Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mươi ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biểt cải yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đấy, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm”người lắm?
Anh thanh niên bật cười khanh khách:
– Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-Xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
– Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu găn liên với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất…”
(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9)
Câu 1: Trong đoạn trích trên, ông họa sĩ có nói: “Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây”. Em hãy cho biết ba nhân vật ấy là những ai? Họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa sử dụng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó. Câu 3: Tìm câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn trích trên?
Câu 4: Hãy viết một đoạn vãn khoảng 15 câu làm rõ những phẩm chất nổi bật của anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Trong đoạn văn có sử dụng câu có thành phần tình thái và phép lặp để liên kết (gạch dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép lặp). Chỉ ra kiểu lập luận của đoạn văn đó.
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Câu 1: Ba nhận vật: cô kỹ sư, ông họa sĩ, anh thanh niên
Gặp nhau khi ông hoạ sĩ và cô kĩ sư đi thực tế ở sapa, lúc dừng chân nghỉ ngơi, nghe bác tài xế kể về người cô độc nhất thế gian, họ đã tìm đến nhà anh thanh niên
Câu 2: Ngôi kể thứ ba
Tác dụng: người kể tự giấu mình đi và gọi tên các nhân vật theo tên của chúng. Cách kể này giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. Người kể có thể kể về mọi mặt mọi khía cạnh câu chuyện mà không bị gò bó. (Bạn có thể thay từ câu chuyện thành tác phẩm Lặng lẽ Sapa)
Câu 3: Các câu có khởi ngữ:
Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình.
Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?
Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-Xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.
* Quan hệ từ đứng trc khởi ngữ: (vd: đối, với,…), chữ “thì” là trợ từ
* Khởi ngữ
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
1, Ba nhân vật đó là: anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kỹ sư.
Ông họa sĩ, cô kỹ sư gặp anh thanh niên trong hoàn cảnh đó là được bác lái xe giới thiệu về anh thanh niên trên đường lên đỉnh Yên Sơn.
2, Ngôi thứ ba, lời kể của tác giả. Tác giả đóng vai như một người đứng ngoài và kể lại toàn bộ câu chuyện diễn ra theo góc nhìn của một người ngoài cuộc. Tác dụng: làm cho câu chuyện khách quan, cuốn hút, mạch văn tự nhiên, thể hiện được chiều sâu cảm xúc của nhân vật và mạch văn tự nhiên.
3,
Chuyện dưới xuôi, mươi ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe.
Thành phần khởi ngữ: Chuyện dưới xuôi
4,
Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là nhân vật chính có biết bao những phẩm chất tốt đẹp và quý báu. Thật vậy, phẩm chất đầu tiên mà ta thấy được ở nhân vật anh thanh niên đó chính là tình yêu dành cho công việc. Anh đã từng nói rằng “Khi ta làm việc, ta với mình là đôi, sao có thể là một mình được?” hay như “Nếu cất công việc của mình đi, cháu buồn đến chết mất”. Tình yêu dành cho công việc của anh là tình yêu thắm thiết và anh vẫn đang cố gắng nỗ lực hết mình vì công việc đó. Phẩm chất thứ hai của anh thanh niên đó là anh vẫn chịu khó làm đẹp cho cuộc sống của chính mình dù điều kiện sống vất vả thiếu thốn. Dù ở trên đỉnh núi cao nhưng anh vẫn trồng hoa, nuôi gà và sắp xếp phòng vô cùng gọn gàng ngăn nắp, quy củ. Vườn hoa tươi đẹp của anh đã làm cho bác họa sĩ và cô kỹ sư vô cùng ngạc nhiên. Phẩm chất thứ ba của anh thanh niên có lẽ là sự khiêm tốn. Anh đã không để bác họa sĩ vẽ mình mà muốn giới thiệu cho bác những người khác tuyệt vời hơn thế. Hay như được khen thì anh vẫn chẳng hề cảm thấy tự hào hay khoe khoang về mình. Phẩm chất cuối cùng của anh thanh niên đó chính là anh có lý tưởng sống cao đẹp. Anh không những đặt ra những câu hỏi rằng mình là ai, mình vì ai làm việc,.. để có thể sống ý nghĩa. Lý tưởng sống của anh sáng ngời, hết mình cống hiến cho đất nước mà vẫn nghĩ rằng đó chỉ là những điều nhỏ bé. Tóm lại, nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là nhân vật có những phẩm chất tốt đẹp, quý báu.
** Phép lập luận tổng phân hợp
** Thành phần tình thái được in đậm và phép lặp “anh thanh niên”