Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 9 câu hỏi như sau: Có ý kiến cho rằng:” cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống nhưng quan trọng hơn và trực tiếp hơn cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ” em hiểu ý kiến trên ntn? Bằng việc vận dụng 1số tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn lớp 9 để làm sáng tỏ nhận định trên
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
bài làm
Giải thích
– Cái đẹp: là một phạm trù mĩ học, chỉ những giá trị tích cực có khả năng bồi đắp tâm hồn, nhận thức, trí tuệ và hoàn thiện nhân cách con người.
– Cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống: nguồn gốc cái đẹp trong nghệ thuật được gợi cảm hứng từ chính cuộc sống.
– Quan trọng trực tiếp là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ: nhấn mạnh vai trò của cái đẹp trong bản thân người sáng tạo, những giá trị thuộc về tư tưởng, tâm hồn, nhận thức, thái độ và tài năng nghệ thuật.
=> Ý kiến bàn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống; đời sống khơi nguồn cảm hứng nghệ thuật, đồng thời nhấn mạnh vai trò có tính quyết định của con người nghệ sĩ rong việc sáng tạo cái đẹp ở tác phẩm nghệ thuật.
Lí giải:
– Cái đẹp trong nghệ thuật luôn bắt nguồn từ trong đời sống vì: văn học là nghệ thuật ngôn từ lấy đời sống, con người làm đối tượng phản ánh. Hiện thực cuộc đời là chất liệu để người nghệ sĩ sáng tạo nên cái đẹp trong tác phẩm. Bởi vậy, cái đẹp trong văn chương bao giờ cũng bắt rễ từ đời thực, mang bóng dáng cuộc đời. Nhà văn phản ánh hiện thực theo quy luật của cái đẹp, nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
– Cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ cái đẹp trong chính người nghệ sĩ: văn học phản ánh hiện thực cuộc sống, nhưng nó không phải bản sao y nguyên của sự sống bên ngoài mà là hiện thực đã được khúc xạ, lắng lọc qua tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Cái đẹp cuộc đời đánh thức, khơi dậy những rung cảm thẩm mĩ mãnh liệt trong tâm hồn người nghệ sĩ, rung cảm ấy kết đọng lại thành cái đẹp trong văn chương. Cái đẹp trong nghệ thuật luôn mang dấu ấn chủ quan của nhà văn. Cái đẹp ấy còn được thể hiện ở cách làm, cách nghĩ, sự quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú, vốn hiểu biết, trải nghiệm sâu rộng, tài năng sử dụng ngôn từ, hình ảnh, các thủ pháp nghệ thuật …độc đáo và sáng tạo của nhà văn.
Cảm nhận bài Sang thu và liên hệ bài Quê hương
* Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm
* Cái đẹp của hiện thực cuộc sống
– Những tín hiệu chuyển mùa đầu tiên được gợi ra qua tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước hương ổi phả vào gió se, sương thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đầu ngõ.
– Những chuyển biến của thiên nhiên khi đất trời sang thu được cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan, sự rung động tinh tế: dòng sông trôi một cách thanh thản gợi nên sự êm dịu của bức trang mùa thu, những cách chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn, đám mây vắt nửa mình sang thu; nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần, những cơn mưa rào đã thưa hơn, tiếng sấm bất ngờ đã vơi bớt.
* Cái đẹp trong tâm hồn, tài năng của Hữu Thỉnh là yếu tố quyết định làm nên cái đẹp của bài thơ:
– Cái đẹp của tâm hồn nhà thơ thể hiện ở những rung động tinh tế, đắm say trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời; những chiêm nghiệm, triết lí sâu sắc về cuộc đời, khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh.
– Cái đẹp của những sáng tạo nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm chữ, giọng nhẹ nhàng, lời thơ giản dị, tinh tế, giàu sức gợi kết hợp các biện pháp tu từ…
b. Liên hê
* Giới thiệu tác giả Tế Hanh và bài Quê hương
* Cái đẹp của bài thơ Quê hương bắt nguồn từ bức tranh đời sống và cái đẹp trong chính tâm hồn, tài năng của Tế Hanh.
– Bài thơ là bức tranh thiên nhiên vùng biển tươi sáng và cảnh lao động đầy hứng khởi, dạt dào sức sống con người.
– Yếu tố quyết định tới giá trị bài thơ là vẻ đẹp tâm hồn tình yêu thiên nhiên, quê hương sâu nặng; vẻ đẹp tài năng sự quan sát tinh tế, ngôn từ,…
* Nhận xét
– Điểm tương đồng: vẻ đẹp của hai bài thơ đều bắt nguồn từ vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn, tài năng của người nghệ sĩ.
– Điểm khác biệt:
+ Cái đẹp trong bài Sang thu là những cảm nhận tinh tế, những rung động bất chợt của nhà thơ trước bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa; sự chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời thể hiện qua thể thơ 5 chữ; lời thơ giản dị, tinh tế diễn tả cảm giác, trạng thái mong manh, mơ hồ; giọng thơ nhẹ nhàng sâu lắng; hình ảnh giàu sức gợi.
+ Cái đẹp trong bài thơ Quê hương là tình yêu, nỗi nhớ, niềm tự hào về một làng quê vùng biển được thể hiện qua thể thơ 8 chữ; lời thơ bình dị, tự nhiên; giọng thơ khoe khoắn, hình ảnh thơ vừa chân xác vừa bay bổng lãng mạn.
Bình luận
– Ý kiến khẳng định mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống, đặc biệt nhất mạnh vai trò quan trọng của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tác. Vẻ đẹp tâm hồn, tài năng của người nghệ sĩ chính là cội nguồn làm nên sự phong phú, đa dạng cho cái đẹp trong nghệ thuật.
– Ý kiến gợi mở bài học cho người sáng tạo và người tiếp nhận:
+ Nghệ sĩ cần nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa đời sống và nghệ thuật; đem tài năng tấm lòng để thực hiện sứ mệnh cao cả của mình trong sáng tác văn chương.
+ Người tiếp nhận cần nhận diện được dấu ấn cuộc sống, tâm hồn, tài năng của người nghệ sĩ trong tác phẩm để cảm nhận trọn vẹn giá trị của một tác phẩm văn chương.