Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 9 câu hỏi như sau: chỉ ra và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp tu từ trong dòng thơ sau:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
( Trích Tre Việt Nam, Nguyễn Duy )
+) viết thành 1 đoạn văn
+) nêu được tác giả, xuất xứ
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
-Tác giả : Nguyễn Duy
-Xuất xứ : Sáng tác năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra
-Các BPNT :
+So sánh : “ Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”
⇒Đây là một biểu tương quý báu về sự kiên cường, sức sống mãnh liệt , dũng mãnh của cây tre. Qua đây cho thấy phẩm chất quý báu của người dân Việt Nam . Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để ví cây tre như phẩm chất con người Việt Nam . Kiên cường , bất khuất không chịu gục ngã trước kẻ thù trong chiến đấu và trong lao động .
+Ẩn dụ :
⇒Sử dụng biện pháp nghệ thuật này nhằm làm rõ cái nét tương đồng giữa tre với người dân Việt Nam. Vốn con người Việt Nam luôn có những phẩm chất cao quý giống tre. Tác giả muốn nhấn mạnh sức sống kiên cường , sự bền bỉ , tinh thần đoàn kết của tre là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
+ các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ
+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ :
– Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau…
– Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre
– Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.
Tác giả :Nguyễn Du
xin lỗi mình ko biết xuất sứ