fbpx

Ngữ văn Lớp 9: tìm các biện pháp tu từ lớp 6-8 nha!!!!

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 9 câu hỏi như sau: tìm các biện pháp tu từ lớp 6-8 nha!!!!


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

1. so sánh

2. nhân hóa

3. ẩn dụ

4. hoán dụ

5. điệp từ

6. nói giảm nói trán

7. nói quá

8. tương phản

9. liệt kê

10. chơi chữ.



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

1) SO SÁNH:

a) Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

b) Cấu tạo của biện pháp so sánh:

– A là B:

– A như B:

– Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

Trong đó:

 + A – sự vật, sự việc được so sánh

 + B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

 + “Là” “như” “bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

c) Các kiểu so sánh:

– Phân loại theo mức độ:

+ So sáng ngang bằng

+ So sánh không ngang bằng

+ So sánh các đối tượng cùng loại

+ So sánh khác loại

+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại

2) NHÂN HÓA:

a) Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi … vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn. 

b) Các kiểu nhân hóa:

– Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…

– Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật

– Trò chuyện với vật như với người

3) ẨN DỤ:

a) Khái niệm: Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b) Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức

+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

+ Ẩn dụ phẩm chất –  tương đồng về phẩm chất
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

4)HOÁN DỤ:

a) Khái niệm: Hoán dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b) Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:

+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể

+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

5) NÓI QUÁ: Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

6) NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

7) ĐIỆP TỪ, ĐIỆP NGỮ:

a) Khái niệm: Là BPTT nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

b) Điệp ngữ có nhiều dạng:

+ Điệp ngữ cách quãng

+ Điệp ngữ nối tiếp

+ Điệp ngữ vòng 

8) CHƠI CHỮ:

a) Khái niệm: Chơi chữ là BPTT lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…. làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

b) Các lối chơi chữ thường gặp:

+ Dùng từ ngữ đồng âm

+ Dùng lối nói trại âm (gần âm)

+ Dùng cách điệp âm

+ Dùng lối nói lái.

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

c) Các cách sử dụng: Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, thường trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,….

9) LIỆT KÊ: Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

10) TƯƠNG PHẢN:  Là cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    KHÔNG HỌC ĐÔNG, KHÔNG ÁP LỰC – GIA SƯ 1 KÈM 1, MỞ CỬA TƯƠNG LAI!
    MIỄN PHÍ HỌC THỬ 1 BUỔI - LIÊN HỆ NGAY
    test_ai