Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 9 câu hỏi như sau: *) Các thành phần câu.
– TP chính (CN, VN)
– TP phụ
+ Trạng ngữ
+ Khởi ngữ (lớp 9)
– TP biệt lập (TP tình thái, TP cảm thán, TP gọi – đáp, TP phụ chú) (Lớp 9 kì 2 )
*) Phân loại câu
+ theo mục đích nói (4 kiểu câu học lớp 8- kì 2)
+ theo cấu tạo: Câu đơn, câu đơn mở rộng (lớp 6 ). Câu ghép (Lớp 8) ,câu rút gọn, câu đặc biệt (lớp 7)
*) Liên kết câu và đoạn văn. (SGK lớp 9 tập 2)
*) Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu. (SGK lớp 8- tập 2)
*) Biến đổi câu chủ động thành câu bị động (lớp 7)
Các bạn nêu định nghĩa, tác dung (nếu có) và ví dụ nhé!
Tốt nhất là tất cả các vấn đề liên quan đến những yêu cầu trên của mình!
Mình sẽ vote 5star + CTLHN nếu ai spam, hay làm không chất lượng => Báo cáo!
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
*) Các thành phần câu.
– TP chính (CN, VN)
+Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc
vd : em là học sinh ( chủ ngữ : em)
+Vị ngữ là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm, v.v… của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ
vd : em là học sinh ( vị ngữ : là học sinh )
– TP phụ
+Trạng ngữ là thành phần phụ của câu , bổ sung cho nòng cốt câu và bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm
vd : ngày mai , tôi đi học ( trạng ngữ : ngày mai)
+ Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu
vd :Đối với mọi người chúng ta, thì học tập được đặt lên trên hàng đầu. ( khởi ngữ : đối với mọi người chúng ta
-TP biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu thì gọi là thành phần biệt lập trong câu.
vd: Ôi chao! Bác hôm nay phấn khởi quá nhỉ?
+ Thành phần tình thái được dùng trong câu để thể hiện cách nhìn nhận sự việc của người nói được nhắc tới trong câu.
vd :tôi thấy cái áo này được đấy
+Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của ngưòi nói (vui, buồn, mừng, giận,…)
vd:chao ôi tôi muốn mang hết cả rừng hoa này về
+Thành phần câu gọi đáp là: những thành phần biệt lập dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
vd:Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
*) Phân loại câu
– theo mục đích nói
+Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.
vd : cậu ăn cơm chưa?
+Câu cầu khiến là các câu sử dụng các từ ngữ cầu khiến như các từ ngay, đừng, chớ, nào…chủ yếu dùng để ra mệnh lệnh, đề nghị, yêu cầu thực hiện một việc nào đó.
vd: đừng đọng vào nó
+ Câu cảm ( câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót , ngạc nhiên,…) của người nói. thường có các từ : Ôi ,chao, chà, quá, lắm ,thật,…Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu chấm than.
vd : ôi sao tôi khổ thế này
.+Câu trần thuật ( câu kể ) là câu nhằm thuật lại một việc, một tâm trạng hay cảnh vật để người khác biết. Khi nói, câu trần thuật được nói với giọng bình thường. Khi viết, cuối mỗi câu trần thuật
phải đặt dấu chấm.
vd : hôm nay tôi học toán
– Theo cấu tạo
+ Câu đơn: Xét về cấu tạo chỉ gồm một nòng cốt câu (bao gồm 2 bộ phận chính là CN và VN)
vd: tôi là học sinh
+Câu ghép: Là câu do nhiều vế ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ CN, VN \) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác
vd : chị ba đến , tôi rất vui
+Câu mở rộng thành phần có thể là mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ. Chủ ngữ ( hoặc vị ngữ ) của câu là 1 cụm DT, cụm ĐT hoặc cụm TT, trong đó phần phụ ngữ có hình thức giống 1 câu đơn, đc gọi là cụm C – V ( chủ – vị ).
vd: cái bàn này chân bị gãy
+Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo cấu trúc C-V
vd: Bố ơi
+Câu rút gọn là những câu nói mà trong quá trình nói chuyện hoặc viết chúng ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu
vd:Học ăn, học nói, học gói, học mở
– Liên kết câu và đoạn văn
+ về hình thức câu và đoạn văn được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính
phép lặp
phép đồng nghĩa , trái nghĩa , liên tưởng
phép thế
phép nối
+ về nội dung : các câu văn , các đoạn văn phải sắp xếp theo trình tự hợp lý
*) tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu
Thể hiện trật tự nhất định của sự việc, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm
– Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
– Liên kết câu với các câu khác trong văn bản.
– Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
*) chuyển câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất
vd : mọi người rất yêu mến em
→ em được mọi người yêu mến
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
I: Các thành phần câu:
1: Thành phần chính:
a. Chủ ngữ là: Bộ phận đứng đầu trong câu và miêu tả người hay sự vật làm một sự việc, hay như thế nào. CN có thể là danh từ, tính từ, động từ.
VD: Tôi đi học – Tôi là chủ ngữ
b. Vị ngữ là: Bộ phần đứng thứ hai trong câu và miêu tả hoạt động, tính chất, v.v… của người, vật được nêu ở CN
VD: Tôi đi học – Đi học là vị ngữ
2: Thành phần phụ:
a. Trạng ngữ là: Là thành phần phụ trong câu và bổ sung ý nghĩa cho cụm C – V trong câu. Thường là những từ chỉ địa điểm, thời gian, mục đích,…..
VD: Trong vườn nhà tôi có rất nhiều hoa – Trong vườn nhà là trạng ngữ
b. Khởi ngữ là: Thành phần câu đứng trước CN để nêu lên việc nói đến trong câu.
– Tác dụng: Nhấn mạnh bộ phận được đưa lên trước đó, làm nổi bật ý được nêu trong câu, nêu chủ đề của sự việc,.
VD: Về các môn khoa học xã hội, Linh là số một
II: Thành phần biệt lập:
1: Thành phần tình thái:
– Là những bộ phận tác rời khỏi sự việc của câu.
– Dùng để diễn tả thái độ của người đối với sự việc được nói đến trong câu
VD: Chắc chắn tớ sẽ được điểm 7 trở lên
2: Thành phần cảm thán:
– Là những bộ phần tách rời khỏi sự việc của câu.
– Dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (Vui, buồn,…..)
VD: Chà, mới mấy tuổi đầu mà đã biết nấu ăn rồi!
3: Thành phần gọi – đáp:
– Là thành phần trong câu
– Dùng để gọi đáp, duy trì quan hệ giao tiếp.
VD: Linh ơi, cậu đi chơi với tớ không?
4: Thành phần phụ chú:
– Là thành phần câu
– Dùng để giải thích, liệt kê, bổ sung thêm thông tin cho sự việc được rõ ràng hơn
VD: Trinh – Lớp trưởng lớp tôi, vừa xinh đẹp vừa học giỏi
III: Phân loại câu:
1: Theo mục đích nói:
a. Câu nghi vấn: Là câu có những từ nghi vấn như: ai, gì, nào,….. Kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
– Tác dụng:
+ Chính: Dùng để hỏi
+ Phụ: Bộc lộ cảm xúc, cầu khiến, khẳng định,…..
VD: Cậu đang làm gì thế?
b. Câu cầu khiến: Là những câu có từ câu khiến như: hãy, chớ, đừng,….. hoặc ngữ điệu cầu khiến. Kết thúc bằng dấu chấm, chấm than.
– Tác dụng: Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…..
VD: Ông giáo hút trước đi!
c. Câu cảm thán: Là câu có những từ cảm thán như: ôi, chao ôi, trời ơi,…… Kết thúc bằng dấu chấm than.
– Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc
VD: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!
d. Câu trần thuật: Là những câu không có đặc điểm hình thức của câu NV, CK, CT. Kết thúc bằng dấu chấm.
– Tác dụng: Khẳng định, miêu tả, kể,…..
VD: Tôi đi học.
2: Theo cấu tạo:
a. Câu đơn là câu do một cụm C – V tạo thành
VD: Tôi đi học
*Câu đơn mở rộng: Là câu có cả thành phần chính và thành phần phụ
VD: Tôi viết bức thư này cho dì tôi
b. Câu ghép: Là câu có 2 cụm C – V trở lên và chúng không bao nhau. Một cụm C – V gọi là một vế của câu được ghép với nhau bằng QHT, cặp QHT,….
VD: Mẹ đi làm và tôi đi học
c. Câu rút gọn: Là câu đã rút gọn một số thành phần của câu.
– Tác dụng: Làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin được nhanh, tránh lặp từ.
VD: Bước tới đèo ngang, bóng xế tà (Thiếu CN)
d. Câu đặc biệt: Là câu không cấu tạo theo mô hình cụm C – V
– Tác dụng: Nêu lên thừi gian, nói chốn diễn ra sự việc. Liệt kê. Bộc lộ cảm xúc
VD: Trời ơi!
IV: Liên kết câu và đoạn văn:
– Liên kết về nội dung:
+ Liên kết chủ đề
+ Liên kết lô-gic
– Liên kết hình thức gồm các phép liên kết:
+ Phép lặp
+ Phép thế
+ Phép nối
V: Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ:
– Thể hiện sự tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm
– Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng
– Liên kết câu với những câu khác
– Đảm bả sự hài hòa về ngữ âm
VI: Chủ động thành bị động:
– Có 2 cách:
+ Chuyển từ chỉ đối tượn của hoạt động lên đâu và thêm từ “bị” hay “được” vào sau
+ Chuyển từ chỉ đổi tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời bỏ hoặc biến