Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 9 câu hỏi như sau: Soạn bài ” Chuyện người con gái Nam Xương”
(giới thiệu về tác giả tác phẩm, trả lời các câu hỏi cuối bài)
note: Không chép mạng nha <3
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Soạn: Chuyện người con gái Nam Xương
Tác giả: sgk
Em tham khảo
Câu 1:
– Đoạn 1 (từ đầu đến “lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”): Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.
– Đoạn 2 (“Qua năm sau… nhưng việc trót đã qua rồi”): Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
– Đoạn 3 (phần còn lại): Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi. Vũ Nương được giải oan.
Câu 2: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong các hoàn cảnh khác nhau.
– Cảnh 1: Trong cuộc sống vợ chồng, nàng “giữ gìn khuôn phép”.
– Cảnh 2: khi tiễn chồng đi lính. Trong lời dặn dò đầy tình nghĩa của Vũ Nương: nàng không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng được bình an trở về.
– Cảnh 3: khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ thủy chung, yêu chồng tha thiết. Nàng còn là người mẹ hiền, dâu thảo.
– Cảnh 4: khi bị chồng nghi oan.
+ phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình.
+ nói lên nỗi đau đớn, thất vọng
+ Hành động tự trẫm mình
=> Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng rất mực hiếu thảo, một dạ thủy chung với chồng.
Câu 3:
– Nguyên nhân gián tiếp:
+ Chiến tranh phong kiến.
+ Chế độ gia trưởng, trọng nam khinh nữ.
+ Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương có phần không bình đẳng.
– Nguyên nhân trực tiếp:
+ Do chồng vô học đa nghi, hay ghen và gia trưởng, độc đoán.
+ Do lời nói của đứa trẻ ngây thơ, chứa đầy những dữ kiện đáng ngờ.
=> Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến. Người phụ nữ bị đối xử một cách bất công, vô lí; chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ và sự hồ đồ, vũ phu của người chồng ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình.
Câu 4:
– Trên cơ sở cốt truyện có sẵn, tác giả đã sắp xếp lại một số tình tiết, thêm bớt hoặc tô đậm những tình tiết có ý nghĩa, có tính chất quyết định đến quá trình diễn biến của truyện cho hợp lí, tăng cường tính bi kịch và cũng làm cho truyện trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.
– Truyện có nhiều lời thoại và lời tự bạch của nhân vật làm cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc họa quá trình tâm lí và tính cách nhân vật.
Câu 5:
– Những yếu tố kì ảo:
+ Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
+ Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi tiệc yến và gặp Vũ Nương, người cùng làng đã chết, rồi được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế.
+ Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn tràng giải nỗi oan cho nàng ở bến Hoàng Giang lung linh, huyền ảo, rồi bỗng chốc “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”.
– Ý nghĩa:
+ Làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương.
+ Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
-Tác giả : Nguyễn Dư
-Tác phẩm : Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc thiên thứ 16 của Truyền kì mạn lục, có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên “Vợ chàng Trương.”
Câu 1 :
– Bố cục (3 phần)
+ Phần 1 (từ đầu đến “…như đối với cha mẹ đẻ mình” ): cuộc sống của Vũ Nương từ khi được gả về nhà Trương Sinh.
+ Phần 2 (tiếp theo đến “…nhưng việc trót đã qua rồi”): nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương
+ Phần 3 (còn lại): Vũ Nương được giải oan.
Câu 2 :
* Để khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã đặt nàng vào nhiều hoàn cảnh khác nhau:
– Trong mối quan hệ vợ chồng thường ngày với Trương Sinh: biết chồng có tính hay ghen nên nàng một mực giữ gìn khuôn phép để gia đình không xảy ra thất hòa => người phụ nữ nết na.
– Khi chồng đi lính:
+ Nàng ân cần dặn dò, chu đáo => yêu thương chồng hết mực
+ Một mình phụng dưỡng mẹ già, nuôi con nhỏ => đảm đang
+ Mẹ chồng mất lo ma chay, tế lễ như với cha mẹ ruột => người con dâu hiếu thảo
+ Suốt 3 năm xa cách giữ gìn một tiết => chung thủy
– Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương hết lời giải thích nhưng không có kết quả, nàng đã trẫm mình xuống sông để tự tử để bảo toàn danh dự và sự trong sạch của mình.
Câu 3 :
* Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất vì:
– Nguyên nhân trực tiếp: tính đa nghi, hay ghen của Trương Sinh
– Nguyên nhân gián tiếp:
+ Chiến tranh phong kiến khiến bao gia đình phải chịu cảnh chia lìa
+ Xã hội phong kiến nam quyền, trọng nam khinh nữ.
* Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến: bấp bênh, mong manh, bi thảm. Họ không được bênh vực chở che mà lại còn bị đối xử bất công, tàn nhẫn,…
Câu 4 :
– Tác giả đã dẫn dắt câu chuyện có mở đầu, diễn biến, cao trào, thắt nút, cởi nút, kết thúc.
– Kết hợp với nghệ thuật xây dựng lời thoại nhân vật sinh động, giàu kịch tính và lời dẫn chuyện giàu tính biểu cảm.
– Trong đó, các đoạn đối thoại, độc thoại của nhân vật có một vai trò hết sức quan trọng, chứng tỏ nghệ thuật dựng truyện đặc sắc của tác giả. Đặc biệt là đoạn nói về nỗi oan khuất của Vũ Nương:
+ Tình huống truyện bất ngờ, căng thẳng
+ Sự phát triển tâm lí nhân vật hợp lí: khởi đầu, đỉnh điểm
+ Chi tiết cái bóng xuất hiện đẩy kịch tính lên đến cao trào.
Câu 5 : (trang 51 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Yếu tố kì ảo trong truyện:
+ Phan Lang nằm mộng
+ Phan Lang được Linh Phi cứu, xuống thủy cung gặp lại Vũ Nương
+ Trương Sinh lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về gồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện
– Ý nghĩ chi tiết kì ảo:
+ Tăng sức hấp dẫn cho truyện
+ Hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương: một người dù ở thế giới khác, vẫn quan tâm đến chồng con, nhà cửa, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
+ Thể hiện ước mơ của nhân dân ta về sự công bằng: người tốt dù có phải trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được minh oan.
+ Khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Khẳng định rằng: chốn trần gian không phải là nơi dung thân cho người phụ nữ.