fbpx

Ngữ văn Lớp 9: Viết 1 bài nghị luận về sức mạnh của lời nói

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 9 câu hỏi như sau: Viết 1 bài nghị luận về sức mạnh của lời nói


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Bài làm:

Xã hội ngày một phát triển, con người đôi khi cũng đã quên mất cách ứng xử trong đời sống phổ biến nhất là những lời nói trong giao tiếp giữa người với người. Ông bà ta đã dạy:

“ Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Câu ca dao trên hướng chúng ta đến trong cuộc sống, đôi khi nói một lời nói ta chẳng mất mác gì vậy thì hãy cố gắng nói chuyện cho vừa lòng nhau. Vậy lựa lời mà nói là gì? Đói là khi nói ta phải suy nghĩ phù hợp từng hoàn cảnh để nói cho lịch sự, nhã nhặn và phù hợp với ngữ cảnh. Mất lòng nhau là gì? Đó là hành động làm người khác giận, phiền lòng hoặc đôi khi cả hai đều có việc khúc mắc mà cảm thấy phiền lòng/ giận dỗi với đối phường. Từ việc mất lòng sẽ dẫn đến mất đi mối quan hệ hòa hợp giữa người với ngươi trong cuộc sống. Đừng chỉ vì một hai lời nói không hợp lòng nhau mà gây tranh cãi hay rạn nứt trong tình bạn. Chẳng hạn khi nhận được một món quà hoặc một sự giúp đỡ từ người khác, ta hãy tập nói hai tiếng cảm ơn. Khi gặp người lớn nói chuyện thì thêm chữ “dạ, thưa”. Khi mắc sai lầm hãy có hai chữ “xin lỗi”. Những câu từ ấy tuy đơn giản ngắn gọn nhưng nhiều người vì cái tôi cao quá hay đơn giản là không thích, lười biến mà dẫn đến mất lòng nhau, hoặc gây ra những mâu thuẫn không đáng có trong cuộc sống. Từ đó có những xích mích, rạn nứt trong những mối quan hệ như: tình thân, tình bạn thậm chí là tình yêu. Một lời nói tử tế đáng giá bao nhiêu vậy? Theo tôi là vô giá. Tuy vô giá nhưng cũng chính những lời ấy là rất quan trọng và cần thiết. Trong lời nói ta nên biết nói lời nhã nhặn, thanh lịch. Nếu là nữ giới nên nói làm sao thể hiện sự đoan trang, thanh nhã. Là nam giới thì nên nói lời tử tế, lịch sự. Có lời tử tế ta sẽ có được nhiều lợi ích rất quý giá đấy. Những đối tác, hợp đồng béo bở. Các mối quan hệ hòa hợp,… Đó đều là nhờ vào những lời nói tử tế đơn giản kia.Nhiều người đôi khi nói chuyện mà không suy nghĩ dẫn đến họa “vạ mồm”. Cũng vì điều này mà trong dân gian ta có câu: “ Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.  Hiện nay rất đáng buồn là nhiều người cảm thấy: Mình nói tử tế với nói thì hèn lắm hoặc như vậy nó khinh mình. Không đâu các cậu ơi, như vậy là sai hoàn toàn. Nói lời tử tế thôi một câu nói của bạn tưởng chừng đơn giản lại có thể mang lại cho người khác tâm trạng thoải mái và sự hài lòng. Nhiều dẫn chứng, thông điệp cho lời nói tử tế được thể hiện qua các câu: Kính lão đắc thọ, tiên học lễ – hậu học văn hay gần đây qua bài Vành Khuyên Nhỏ của nữ rapper Liu Grace cũng truyền tải thông điệp sự lễ phép trong cử chỉ và lời nói.

Nói lời tử tế, đàng hoàng chẳng bao giờ là khó, vì vậy: Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau bởi lời nói làm gì mất tiền mua? Vậy từ hôm nay, mỗi chúng ta nên tập lựa lời mà nói cho tử tế bạn nhé!

@Hongphucnguyen



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Lời nói là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ nói tạo thành một ý hoặc một văn bản hoàn chỉnh nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó. Trong lời nói, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa còn có thái độ giao tiếp và hàm ý của nó. Bởi thế, xét đoán một lời nói trọn vẹn không phải là điều dễ dàng.

Không ai có thể phủ nhận được vai trò và sức mạnh của lời nói trong đời sống giao tiếp của con người. Nó không chỉ là một phương tiện giao tiếp, biểu lộ tâm tư, tình cảm mà còn là một phương tiện hữu hiệu để thực hiện các mục đích khác trong cuộc sống này.

Trước hết, lời nói là một phương tiện giao tiếp không thể thay thế được của con người. Chính khả năng biểu đạt tư duy bằng lời nói định sự khác biệt của con người và các loài vật khác. Không có lời nói, quá trình giao tiếp sẽ trở nên chậm chạp. và sẽ vô cùng bất tiện nếu thay thế lời nói bằng một phương thức giao tiếp khác.

Lời nói có sức mạnh gắn kết con người lại với nhau. Những lời nói tốt đẹp chẳng khác gì phép màu khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, được động viên mà vui vẻ. Lời nói sẻ chia tình cảm, giúp người khác hiểu mình và mình thêm hiểu người khác. Nó đâu chỉ là một phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin hay thực hiện các giao kết xã hội mà còn là phương tiện để con người bày tỏ tình cảm, thấu hiểu lẫn nhau.

Một lời nói đúng đắn có thể xua đi căng thẳng, hàn gắn được vết thương ở trong lòng. Lời nói tuy dễ thực hiện nhưng chứa đựng sức mạnh lớn lao. Khi xảy ra xung đột, một người biết nhượng bộ, dùng lời lẽ mềm dẻo để hòa giải tất sẽ không có bạo lực xảy ra. Việc lớn sẽ thành việc nhỏ, việc nhỏ trở thành không có. Không ai muốn xảy ra bạo lực hay gây tổn thương cho người khác. Nếu biết nói lời dễ nghe thì những điều đáng tiếc có thể đã không xảy đến.

Khi người khác buồn phiền, một lời động viên đúng lúc có thể khiến họ vui lên, vơi bớt nỗi buồn đau. Họ cảm thấy được đồng cảm sẻ chia. Từ đó, tăng cường ở họ sức mạnh vươn lên và niềm tin vào cuộc sống. Khi người khác buồn phiền, đừng quay lưng lại với họ. Cũng không cần bạn phải làm gì lớn lao. Hãy kiên nhẫn nghe họ tỏ bày và có lời khuyên đúng đắn. Lời nói chân thành, đúng lúc chẳng khác gì phép màu, làm tái sinh sự sống trong một tinh thần vốn đã héo khô.

Sức mạnh của lời nói thật không sao có thể đo đếm được. Bởi thế mà người xưa đã dùng lời nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng người để gắn kết con người lại với nhau trong một mục đích, một nhiệm vụ, một chí hướng. Chỉ bằng bài Hịch tướng sĩ văn ngắn ngủi mà Trần Hưng Đạo đã kích động được lòng quân, giúp họ nhận thấy lỗi lầm, nhìn rõ nhìn vụ mà một lòng cùng chủ tướng quyết tâm đánh giặc cứu nước. Cũng chỉ bằng lời nói mà Nguyễn Trãi đã hàng phục biết bao thủ lĩnh, tướng sĩ bốn phương, giúp nghĩa quân Lam Sơn tăng cường sức mạnh mà không tốn một binh một lính nào.

Đôi khi ta cũng buộc phải nói dối. Dẫu biết rằng nói dối là xấu, đi ngược lại với đạo đức và chuẩn mực làm người. Nhưng, trong một hoàn cảnh nào đó, ta phải buộc lòng nói dối để bảo vệ chân lí, bảo vệ con người. Bởi vậy, không nên cố chấp rằng người tốt nhất quyết không nói lời sai trái. Nếu lời nói dối có thể đem đến lợi ích lớn hơn lời nói thật thì đó lại là lời nói chân thành từ trái tim, lời nói của lương tri, thật đáng trân trọng.

Có nhiều người lợi dụng những lời nó ngọt ngào, dễ nghe để thực che đậy bản chất xấu xa của mình. Ngược lại, có người không biết lời nói lời tốt đẹp hay cố tình dùng lời lẽ thô bỉ để sỉ nhục, gây tổn thương cho người khác. Những kẻ như thế thật đáng lên án.

Lời nói không tử tế có thể gây ra những vết thương lớn, không thể nào hàn gắn nổi. Một lời nói bất cẩn có thể nhóm lên xung đột. Một lời nói tàn nhẫn có thể phá hỏng một cuộc đời. Một lời nói cay độc chẳng khác gì là bạo lực tinh thần. Tác hại chẳng khác gì những hành động xâm phạm thân thể người khác.

“Lời nói không là dao
mà cắt lòng đau nhói
lời nói không là khói
mà mắt lại cay cay”.

Lời nói của những người xung quanh ta sẽ định hình tính cách của ta. Mỗi ngày một ít, cứ từ từ xâm chiếm, gậm nhấm tâm hồn ta. Rồi đến một ngày, nó chiếm lĩnh trọn vẹn tâm hồn con ngườ

Mỗi lời nói của chúng ta đều ẩn chứa một sức mạnh vô hình. Một lời động viên đúng lúc có thể giúp cho những người đang trong cơn bế tắc lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn. Nhưng cũng có những lời nói có thể giết chết một người đang trong cơn tuyệt vọng. Hãy biết nói lời dễ nghe, đúng đắn và chân thành để bản thân được vui vẻ và gây được điều vui vẻ ở người khác. Cuộc sống ngắn ngủi, cớ gì phải gây cho nhau những tổn thương không nên có. Lời nói chẳng mất tiền mua và luôn sẵn có trên môi. Thế nên, hãy biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    KHÔNG HỌC ĐÔNG, KHÔNG ÁP LỰC – GIA SƯ 1 KÈM 1, MỞ CỬA TƯƠNG LAI!
    MIỄN PHÍ HỌC THỬ 1 BUỔI - LIÊN HỆ NGAY
    test_ai