fbpx

Ngữ văn Lớp 9: và bài viếng lăng bác (dàn ý ) cảm ơn trước

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 9 câu hỏi như sau: và bài viếng lăng bác (dàn ý ) cảm ơn trước


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

A. Mở bài

– Giới thiệu tác giả: Viễn Phương

+ Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.

– Giới thiệu tác phẩm: Viếng lăng Bác

+ Được viết năm 1976

+ Thể hiện tấm lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào viếng Bác.

B. Thân bài

1. Khổ 1: Cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác

– “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

+ Câu thơ như một lời kể tự nhiên, ngắn gọn mà chất chứa biết bao niềm vui, hạnh phúc và tư hào. Bởi lẽ miền Nam luôn là nỗi nhớ thường trực trong suốt cuộc đời Bác và ước mong được gặp vị cha già của dân tộc cũng là khát vọng trong tâm hồn của người con Việt Nam.

+ Cách xưng hô: “Bác” – “con”

=> Thể hiện mối quan hệ máu mủ ruột rà, tình sâu nghĩa nặng giữa vị lãnh tụ với quần chúng.

+ Biện pháp nói giảm nói tránh: dùng từ “thăm” thay cho “viếng” để vơi bớt cảm giác đau thương.

– “Đã thấy … đứng thẳng hàng”

+ Tính từ “bát ngát” gợi sự trải dài ngút ngàn của hàng tre bên lăng Bác.

+ Từ cảm thán “ôi” cất lên hư sự trào dâng ngỡ ngàng của những cảm xúc trong lòng nhà thơ.

2. Khổ 2: Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

– Hai câu thơ kết hợp tài tinh giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ. “Mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời của thiên nhiên vũ trụ ấm nóng, tỏa ánh sáng và mang lại sự sống cho muôn loài. Từ hình ảnh tả thực, nhà thơ liên tưởng tới một “mặt trời trong lăng” chỉ Bác Hồ.

+ Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện được sự tôn kính của nhà thơ, khẳng định công lao to lớn, vĩ đại của Bác. Bởi lẽ Bác đã đem ánh sáng cách mạng, dẫn lối, chỉ đường cho đất nước đi qua bao thăng trầm: của lịch sử Bác như một vị thánh cứu cả dân tộc ra khỏi cuộc đời nô lệ hơn tám mươi năm…

+ Kể làm sao cho hết công lao của Người? Chính vì thế, dường như chỉ ví Bác với mặt trời thôi thì chưa đủ, Viễn Phương còn nhấn mạnh đặc tính nổi bật nhất của cái quầng sáng thiêng liêng ấy: “rất đỏ”. 

– Cùng với hình ảnh mặt trời trong lăng, nhà thơ còn xây dựng thêm những hình ảnh rất đẹp thể hiện tình cảm chân thành của nhân dân đối với Bác:

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

+ Ngày ngày dòng người từ khắp các phương trời nối nhau vào lăng viếng Bác trong niềm thương nhở  khôn nguôi.

+ Dòng người ấy kết thành những “tràng hoa” 

3. Cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương qua khổ thơ thứ ba

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

– Thi hài của Bác đặt trong tủ kinh pha lê trong suốt.

+ Không gian trong làng trang nghiêm với ánh sáng dịu nhẹ ấm áp của ánh đèn khiến nhà thơ liên tưởng đến hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền”. Đây là một sự liên tưởng thú vị, thể hiện nhà thơ Viễn Phương thực sự yêu kính, am hiều Bác. Bởi lẽ trăng luôn là người bạn tri âm tri kỉ với Bác. “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ/Trăng nhóm khe cửa ngắm nhà thơ” (Ngắm trăng). 

+ Có thể nói, những hình ảnh “mặt trời – cuộc đời”, “vầng trăng – giấc ngủ” là những ẩn dụ được viết lên qua trí tưởng tượng bay bổng và sự thấu hiểu những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chi Minh của nhà thơ.

– “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”

+ Hai câu thơ có sự đối lập giữa lí trí và tình cảm, giữa cái vĩnh cửu và cải hữu hạn. Bác như “trời xanh” còn mãi mãi. Bác về với tổ tiên, hóa thân thành một phần của thiên nhiên đất nước, bất diệt cùng sông núi. Lí trí thì xác định là thế nhưng tình cảm lại “nghe nhói ở trong tim”.

+ Động từ “nhói” đặt chính giữa ở câu thơ như một vết khứa đậm sâu trong trải tin nhà thơ, thể hiện niềm đau nhức nhối đến tận tâm can, nỗi đau vượt lên trên mọi lập luận của lí trí.

4. Khổ 4: Cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương khi rời lăng Bác

– “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”

+ Từ “miền Nam” xuất hiện ở câu thơ đầu bài thơ nay được nhắc lại khẳng định khoảng cách xa xôi giữa hai đầu đất nước.

+ Chữ “trào” thể hiện niềm luyến tiếc, bịn rịn mãnh liệt.

– “Muốn làm…chốn này”.

+ Thi nhân đã bộc lộ những suy nghĩ, khát khao và ước mơ cháy bỏng của mình.

+ Điệp ngữ “muốn làm” như thể hiện rõ nét điều đó. Hơn hết, chính điệp ngữ ấy còn tạo nhịp điệu sôi động cho đoạn thơ, người đọc, người nghe vì thế mà vui tươi hơn. Trước hết, tác giả đã ước trở thành con chim để hót quanh lăng Bác. Bên cạnh đó, thi nhân còn khát khao trở thành những đóa hoa để tỏa hương thơm ngát. Đặc biệt, Viễn Phương muốn hóa thân thành cây tre để trung với nước, hiếu với dân. Và có thể khẳng định rằng, đây chính là vẻ đẹp riêng của bài thơ này.

C. Kết bài

– Khẳng định giá trị của tác phẩm

– Tình cảm của em dành cho tác phẩm

Bài thơ có giọng điệu thiết tha, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc. “Viếng lăng Bác” là tấm lòng của những người con miền Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh của người dân Việt Nam. Sự nghiệp và tên tuổi của Người mãi mãi khắc sâu trong kí ức của người dân Việt Nam. Mỗi học sinh phải không ngừng học hỏi, tu dưỡng đạp đức góp phần nâng cao vị thế của nước nhà trên trường quốc tế. 



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Dàn ý dưới dạng sơ đồ tư duy (~~) 

ngu-van-lop-9-va-bai-vieng-lang-bac-dan-y-cam-on-truoc


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai