Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Tổng hợp lớp 8 câu hỏi như sau: các hiệp ước nhà nguyễn đã kí với pháp (1862->1884) nêu nội dung ngắn gọn
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Nhà Nguyễn đã kí vơi Pháp các hiệp ước:
– Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)
ND:Thừa nhận quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn. – Mở ba cửa biển : Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán. – Bãi bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo.
– Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874)
ND:Điều 1: Pháp và An Nam hợp tác hòa bình, hữu nghị, bền vững. Điều 2: Pháp thừa nhận quyền độc lập An Nam. … Điều 4: Pháp tặng một số thiết bị quân sự, cố vấn quân sự cho An Nam. Điều 5: Triều đình An Nam công nhận chủ quyền của Pháp đối với các tỉnh Nam Kỳ.
– Hiệp ước Hácmăng (Qúy Mùi) (25/8/1883)
Cắt ba tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh sát nhập vào Bắc Kì. Triều đình Huế chỉ được cai quản ở Trung Kì,nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát mọi công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
– Hiệp ước Patơnôt (6/6/1884)
- An Nam chấp nhận sự bảo hộ của Pháp (kể cả những người dân An Nam ở nước ngoài), Pháp sẽ đại diện cho An Nam trên quan hệ ngoại giao (kể cả với Trung Quốc)
- Các tỉnh nằm ở giữa ranh giới Nam Kỳ cho đến Ninh Bình (Trung Kỳ) vẫn thuộc quyền cai trị của quan chức An Nam; nhưng các vấn đề về hải quan, công chánh cần phải có sự chỉ đạo thống nhất, các dịch vụ cần phải sử dụng nhân viên người Âu Châu. Trong giới hạn này, cho phép việc mở cửa buôn bán với mọi quốc gia tại các cảng Tourane, Quy Nhơn, Xuân Đài, Đà Nẵng; những cảng mở thêm cửa trong tương lai phải có sự thống nhất của cả hai bên
- Viên công sứ toàn quyền sẽ ở trong nội thành Huế với một đội quân để chủ trì quan hệ ngoại giao, điều hành công việc của bộ máy bảo hộ.
- Những người nước ngoài thuộc bất cứ quốc tịch nào tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ đều đặt dưới quyền tài phán của người Pháp
- Các hoạt động kinh tế và công tác thuế quan sẽ do người Pháp nắm giữ và điều hành.
Cho mik ctlhn nha mik cảm ơn
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
– Ngày 5/6/1862 triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất với các nội dung sau:
+ Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ..
+ Cho người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền bá đạo Gia Tô
+ Bồi thường cho Pháp một khoảng chiến phí tương đương 288 lạng bạc
+ Sau hiệp ước giáp tuất triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Trung Kì và Bắc Kì, đồng thời găn cản các phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kì.
– Ngày 15/3/1874 triều đình Huế lại kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất
+ Pháp rút quân khỏi Bắc Kì còn triều đình chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc về Pháp
– Ngày 25/8/1883 triều đình kí với Pháp hiệp ước Quý Mùi( hay gọi là hiệp ước Hác-măng)
+ Triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung Kì .
+ Thu hẹp phạm vi khu vực Trung Kì do triều đình cai quản
+ Mọi hoạt động của triều đình do công xứ Pháp thường xuyên kiểm soát
+ Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm ….
+ Triều đình Huế rút quân đội ở Bắc kì về Trung Kì …
– Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6/6/1884):
+ Thực dân Pháp trả lại tỉnh Thanh- Nghệ -Tĩnh và Bình Thuận cho Trung kì để triều đình cai quản như cũ, để xoa dịu sự công phẫn của nhân dân, và mua chuộc, lung lạc quan lại phong kiến triều Nguyễn.