Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Tổng hợp lớp 8 câu hỏi như sau: viết cú pháp khai báo biến và hằng?vd?
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
1. KHAI BÁO HẰNG
– Hằng là một đại lượng có giá trị không thay đổi trong suốt chương trình.
– Cú pháp:
CONST < Tên hằng > = < Giá trị >;
hoặc:
CONST < Tên hằng >: = < Biểu thức hằng >;
Ví dụ:
CONST Max = 100;
VD : Name = ”lan trần ;
Continue = FALSE;
Logic = ODD(5); {Logic =TRUE}
Chú ý: Chỉ các hàm chuẩn dưới đây mới được cho phép sử dụng trong một biểu thức hằng:
ABS CHR HI LO LENGTH ODD ORD
PTR ROUND PRED SUCC SIZEOF SWAP TRUNC
2. KHAI BÁO BIẾN
– Biến là một đại lượng mà giá trị của nó có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
– Cú pháp:
VAR < Tên biến >[,< Tên biến 2>,…] : < Kiểu dữ liệu >;
Ví dụ:
VAR x, y: Real; {Khai báo hai biến x, y có kiểu là Real}
a, b: Integer; {Khai báo hai biến a, b có kiểu integer}
Chú ý: Ta có thể vừa khai báo biến, vừa gán giá trị khởi đầu cho biến bằng cách sử dụng cú pháp như sau:
CONST < Tên biến >: < Kiểu > = < Giá trị >;
Ví dụ:
CONST x:integer = 5;
Với khai báo biến x như trên, trong chương trình giá trị của biến x có thể thay đổi. (Điều này không đúng nếu chúng ta khai báo x là hằng).
3. ĐỊNH NGHĨA KIỂU
– Ngoài các kiểu dữ liệu do Turbo Pascal cung cấp, ta có thể định nghĩa các kiểu dữ liệu mới dựa trên các kiểu dữ liệu đã có.
– Cú pháp:
TYPE < Tên kiểu > = < Mô tả kiểu >;
VAR < Tên biến >:< Tên kiểu >;
Ví dụ:
TYPE Số thực = Real;
Tuổi = 1..100;
Thứ ngày = (Hai,Ba,Tu, Nam, Sau, Bay, CN)
VAR x :Số thực;
tt : Tuoi;
Day: Thu ngay;
CHÚC EM HỌC TỐT VÀ HỌC GIỎI NHA CÓ LÊN
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
– Khai báo biến:
Var <tên biến> : <kiểu dữ liệu>;
Ví dụ:
Var a, b, c: longint;
n, k: byte;
name: string;
– Khai báo hằng:
Const <tên hằng> = <giá trị của hằng>;
Ví dụ:
Const nmax = 10007;
a = 442.5;
pi = 3.14;