Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Tổng hợp lớp 8 câu hỏi như sau: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ( 1897 – 1914 ) thực dân Pháp đã thi hành những thủ đoạn gì về kinh tế để bóc lột nước ta ? Tác động của chính sách đó tới kinh tế xã hội nước ta như thế nào ?
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
*trong công nghiệp:
pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
*trong công nghiệp:
pháp tập trung khai thắc than và kim loại. ngoài ra pháp đầu tư vào 1 sống ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ….
*giao thông vận tải:
thực dân pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bốc lột kinh tế và phục vụ much đích quân sự
*thương nghiệp:
pháp độc chiếm thị trường việt nam
*tài chính:
đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các thứ thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện
2) tác động:
-nguồn tài nguyên bị khai thác Kạn kiệt, nông nghiệp dậm chân tại chỗ, vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào pháp
-công nghiệp: phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Thực dân Pháp đã thực hiện Chính sách về kinh tế trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914)
*Nông nghiệp:
– TDP đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đát
– Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.
* Công nghiệp:
– Tập trung vào khai thác than và kim loại
– Xây dựng một số cơ sở công nghiệp như xi măng, gạch, ngói, điện, nước…
* Giao thông vận tải:
– Xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
*Thương nghiệp
– Nắm giữ độc quyền về thị trường.
– Tăng thêm các loại thuế và đánh thuế nặng.
+=>Mục đích:
Vơ vét, bóc lột sức người, sức của của nhân dân Việt Nam để làm giàu cho tư bản Pháp.
Những chuyển biến của xã hội Việt Nam .
* Các vùng nông thôn.:
— Số lượng giai cấp địa chủ, phong kiến ngày càng đông thêm.
Một bộ phận câu kết với đế quốc để để áp bức bóc lột nhân dân. Một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước.
– Cuộc sống của nông dân cơ cực trăm bề: bị tước đoạt ruộng đất, chịu nhiều thứ thuế, bị phá sản…
Nông dân căm ghét chế độ bóc lột của TDP , ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng tham gia các phong trào đấu tranh.
* Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới
– Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn- Chợ Lớn, Nam Định, Hòn Gai, Vinh….-Cùng với sự phát triển của đô thị một số giai cấp, tầng lớp mới ra đời:
+ Tầng lớp tư sản: Là các nhà thầu khoán, đại lí, chủ xưởng… bị tư bản Pháp chèn ép, bị lệ thuộc vào kinh tế . Họ chưa tỏ rõ thái độ với các cuộc vận động cách mạng, giải phóng dân tộc.
+ Tiểu tư sản thành thị: Là các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức cấp thấp như nhà giáo, thư kí, học sinh… có ý thức dân tộc ,Tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ 20.
+ Công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông dân, họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột
Nên có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt.