Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Tổng hợp lớp 8 câu hỏi như sau: Câu 1 Nêu tính chất ,kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và thứ hai (1939-1945)
Thái độ với các cuộc chiến tranh thế giới như thế nào?
Câu 2 Nêu những nét chính về cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1939 ) và hậu quả với các nước châu Âu
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Chứ mk hơi xấu mong b thông cảm
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
– Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ1 :Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất là một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
-Kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất:
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.
Nhiều thành phố, làng mạc, đường phố, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. Riêng nước Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
– Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ2 :
Được chia làm 2 giai đoạn:
-Từ năm 1939-1941 ( trước khi Liên xô tham chiến ) là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.
-Từ 1941-1945 ( sau khi Liên xô tham chiến ) là cuộc chiến tranh chính nghĩa chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới
-Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai
– Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Khối Đồng minh (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã chiến thắng.
– Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).
– Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
-Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:
– Về kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản, kéo lùi sức sản xuất hàng chục năm,…
– Về xã hội: hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân,…) rơi vào tình trạng đói khổ. Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.
– Về chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản) và phát động cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.
– Về quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.