Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Tổng hợp lớp 8 câu hỏi như sau: Lập bảng tóm tắt những phong trào Cần Vương (SGK/127-130)
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Thời gian sự kiện
năm 1886-1887 khởi nghĩa ba đình ( phạm bành, đinh công tráng )
năm 1883-1892 khởi nghĩa bãi sậy ( nguyễn thiện thuật )
năm 1885-1896 khởi nghĩa hương khê ( phan đình phùng, cao thắng)
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
*Khởi nghĩa Ba Đình
(1886 – 1887)
Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng
Địa bàn: Ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê thuộc huyện Nga Sơn (Thanh Hóa)
Diễn biến chính:
– Tháng 12/1866, thực dân Pháp tập trung 500 quân, mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình, nhưng thất bại.
– Đầu năm 1887, Pháp lại huy động 2500 quân bao vây căn cứ Ba Đình.
– Nghĩa quân Ba Đình đã chiến đấu anh dũng chống trả kẻ thù trong suốt 34 ngày đêm. Đến 20/1/1887, nghĩa quân buộc phải mở đường máu, rút chạy lên Mã Cao.
Kết quả:
– Thực dân Pháp sau khi chiếm được căn cứ, đã triệt hạ và xóa tên ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê ra khỏi bản đồ hành chính.
Ý nghĩa:
– Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc. Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp.
– Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau.
*Khởi nghĩa Bãi Sậy
(1883 – 1892)
Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật
Địa bàn: Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ (Hưng Yên).
Thành phần tham gia: Nông dân.
Diễn biến chính:
– Trong những năm 1883 – 1885, địa bàn hoạt động của nghĩa quân chỉ hạn chế trong vùng Bãi Sậy.
– Từ năm 1885 đến cuối năm 1887, nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của Pháp ở vùng Văn Giang, Khoái Châu và vùng căn cứ Hai Sông. Nhiều trận đánh diễn ra ác liệt trên địa bàn các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng Yên.
– Từ năm 1888, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Quân Pháp tiến hành đàn áp dã man, nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm, nhưng lực lượng ngày càng giảm sút và rơi dần vào thế bị bao vây, cô lập.
– Tháng 7-1889, Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Trung Quốc. Phong trào tiếp tục một thời gian rồi tan rã vào năm 1892.
Ý nghĩa:
– Cuộc khởi nghĩa này đã kế tục truyền thống yêu nước, bất khuất của ông cha, cổ vũ nhân dân ta tiếp tục đấu tranh.
– Bên cạnh đó, khởi nghĩa Bãi Sậy cũng đã để lại nhiều lại bài học bổ ích, nhất là phương thức hoạt động và hình thức tác chiến du kích ở một đồng bằng đất hẹp người đông.
*Khởi nghĩa Hương Khê
(1885-1896)
Địa bàn: – Hương Khê là một huyện miền núi phía tây tỉnh Hà Tĩnh, nơi đây có đại bản doanh của một cuộc khởi nghĩa lớn, quy mô lan rộng cả 4 tỉnh Bắc Trung Kì.
Lãnh đạo: Phan Đình Phùng
Diễn biễn chính:
Cuộc khởi nghĩa được chia làm 2 giai đoạn:
– Từ năm 1885 – 1888: giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân.
– Từ năm 1888 – 1896: giai đoạn chiến đấu quyết liệt.
– Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
– Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng một hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào căn cứ chính Ngàn Trươi.
– Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.
– Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh (28-12-1895), cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.
Ý nghĩa:
– Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã để lại nhiều bài học và kinh nghiệm sâu sắc
– Có ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại.