Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Sinh Học lớp 8 câu hỏi như sau: Trình bày cấu tạo của khoang miệng, dạ dày và ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Khoang miệng :
-Răng phân hóa thành 3 loại để phù hợp với chức năng của nó:
Răng cửa : cắn, xé thức ăn
Răng nanh : xé thức ăn
Răng hàm : nhai, nghiền nát thức ăn
-lưỡi : cấu tạo bởi hệ cơ khỏe, linh hoạt phù hợp với chức năng đảo trộn thức ăn
-má, môi: tham gia giữ thức ăn trong khoang miệng
-tuyến nước bọt: lượng nước bọt tiết ra khi ăn để thấm đều thức ăn (đặc biệt là loại thức ăn khô) trong nước bọt có emzin amilaza biến đổi tinh bột chín -> đường đôi
Dạ dày:
Dạ dày có 2 chức năng chính :- Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị.- Phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vịcấu tạo dạ dày
Cấu tạo:
có các bó cơ trơn, sắp xếp các bó cơ theo nhiều hướng để tăng hiệu quả co bóp
dạ dày được bao phủ bởi lớp niêm mạc dạ dày và duy trì độ pH phù hợp với hoạt động của những enzyme tiêu hóa.
Ruột non:
dài 2,8-3m
diện tích khoảng 400-500 m vuông
có nhiều nếp gấp, có nhiều lông ruột và lông cực nhỏ
có các mao mạch máu phân bố tới từng lông ruột
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Trình bày cấu tạo của khoang miệng:
– Răng đc phân hóa thành 3 loại phù hợp với các hoạt động của nó :
+ Răng cửa : cắn , xé thức ăn .
+ Răng nanh : xé thức ăn .
+ Răng hàm : nhai , nghiền nát thức ăn
– Lưỡi : được cấu tạo bởi hệ cơ khỏe , linh hoạt phù hợp với chức năng đảo trộn thức ăn
. – Má , môi : tham gia giữ thức ăn trong khoang miệng .
– Các tuyến nước bọt : lượng nước bọt tiết ra nhiều khi ăn để thấm đều thức ăn ( đặc biệt là thức ăn thô ) . Trong nước bọt có enzim amilaza tham gia biến đổi tinh bột chín thành đường đôi
*dạ dày:
– Có 3 lớp cơ rất dày và khỏe ( cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo).
– Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị
* Ruột non :
– Diện tích bề mặt trong của ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên dơn vị thời gian…).
– Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột cũng sẽ là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi thấm qua niêm mạc ruột vào được mao mạch máu và mạch bạch huyết).
– Ruột non có bề mặt hấp thụ rất lớn (tới 400 – 500m2), lớn nhất so với các đoạn khác của ống tiêu hoá. Ruột non còn có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc.