fbpx

Ngữ văn Lớp 8: Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 8 câu hỏi như sau: Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
(Hồ Chí Minh)
a)trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?
b)Câu thứ hai trong nguyên tắc “đối thù lương Tiêu Nại Nhược hà” có gì khác xe kiểu câu so với bản dịch Thơ ?sự khác nhau đó có ý nghĩa như thế nào?
c)Nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét” Thơ Bác đầy trăng “hãy chép một số bài thơ khác của bác có hình ảnh Trăng
d)Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu theo cách diễn dịch phân tích hai câu cuối bài Ngắm Trăng để làm rõ mối giao hòa Thầm Lặng giữa nhà thơ với trăng


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

a,Ngắm Trăng nằm trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà  tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc

b,Xét theo mục đích nói :“Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”

=> là câu nghi vấn ( bộc lộ cảm xúc)

Cả hai câu thơ cùng nói lên tình yêu thiên nhiên của Bác nhưng câu “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” giàu tính biểu cảm hơn và nó gợi ra tâm trạng rung động trước thiên nhiên của Bác sâu sắc hơn là câu “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ”. Câu “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ” đơn thuần giống như 1 câu trần thuật nói về tâm trạng của Bác trước thiên nhiên mà thôi

c,

– “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” (Cảnh khuya)

– “Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn” (Rằm tháng giêng)

d,

Có thể nhận ra một mối giao hòa đặc biệt giữa người và trăng trong hai câu thơ cuối,đọc bản nguyên văn chữ Hán của ngắm trăng sẽ thấy rõ vị trí của ba nhân vật: người, trăng và cái song sắt cửa nhà tù

” Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt Tòng song khích khán thi gia.”

Nhân , nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở đầu hai câu thơ, cái song sắt chắn ở giữa. trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo, bất lực. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng mê Trăng thì Trăng cũng mê người.Đâykhông chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả sử dụng chữ “nhân “,ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng chữ “thi gia”,.Hai chữ ấy tuy chỉ cùng một đối tượng nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng đấy là nhà thô.Có thểnói đã có một cuộc vượt ngục được hoàn thành một cách thần kỳ.Bác đã quên đi cái hiện thực phũ phàng nghiệt ngã chốn tù lao để thưởng thức ánh trăng sáng như cái thú thanh cao của thi sĩ.



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

a,

Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc

b,

Xét theo mục đích nói ““Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” (Cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?) là câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc.

Cả hai câu thơ cùng nói lên tình yêu thiên nhiên của Bác nhưng câu “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” giàu tính biểu cảm hơn và nó gợi ra tâm trạng rung động trước thiên nhiên của Bác sâu sắc hơn là câu “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ”. Câu “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ” đơn thuần giống như 1 câu trần thuật nói về tâm trạng của Bác trước thiên nhiên mà thôi

c,

– “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” (Cảnh khuya)

– “Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn” (Rằm tháng giêng)

d,

Hai câu cuối bài thơ ngắm trăng diễn tả cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. Thật vậy, bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ” là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ “ngắm” cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng “nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. 


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai