fbpx

Ngữ văn Lớp 8:

Tấc đất Thành cổ

Phạm Đình Lân

Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi

Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 8 câu hỏi như sau:

Tấc đất Thành cổ

Phạm Đình Lân

Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi

Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ

Trời cũng tự trong xanh và lộng gió

Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây

Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi

Thành cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật

Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật

Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào

Bạn nằm lại nơi này, nơi nao?

Phía đông thành, tây thành hay dưới dòng Thạch Hãn

Tám mươi mốt ngày đêm đất trời ken dày bom đạn

Cát trắng rang vàng, nghiêng lệch cả dòng sông

Thắp một nén nhang và khóc ít thôi

Tôi thầm nhủ lòng mình như vậy

Để một phút lắng lòng nghe bạn gọi

Bạn nằm lại nơi nào bạn ơi?

Bạn nằm lại nơi đồng đất quê hương

Nơi chiến tuyến lằn ranh sông

Bến Hải Súng trong tay và đôi mắt rực lửa

Trút hận xuống đầu thù rồi ngã xuống bình yên

Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi

Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ

Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió

Ru mãi bài ca Bất tử đến vô cùng.

Chú thích

– Nhà thơ Phạm Đình Lân đồng thời là cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu gìn giữ thành cổ Quảng Trị.

-B dot ai thơ “Tấc đất Thành cổ” ra đời trong một chuyến đi tình nghĩa. Hằng năm, vào tháng 7, những người lính sinh viên năm xưa quay lại chiến trường xưa để thăm viếng các đồng đội, các bạn học đã anh dũng hi sinh. Dưới mỗi bước chân của các anh, mỗi tấc đất nơi đây đều có xương máu và là nơi đồng đội đang yên nghỉ. Các anh thầm nhắc nhở nhau đi nhè nhẹ bước chân và nói thật khẽ để đồng d hat oi bạn học được yên nghỉ dưới bầu trời cao xanh và lời ru của Tổ quốc mẹ hiền.

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả

C. Nghị luận

B. Biểu cảm

D. Tự sự.

Câu 2. Địa danh lịch sử nào được tác giả nhắc đến trong bài thơ?

A. Nghĩa trang Trường Sơn

B. Ngã ba Đồng Lộc

C. Thành cổ Quảng Trị

D. Nghĩa trang quốc gia đường 9

Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A. Người lính đã hi sinh

B. Người lính năm xưa đến thăm thành cổ

C. Du khách đến thăm thành cổ

D. Người lính Trường Sơn

Câu 4. Câu thơ nào được coi là lời nhắn nhủ da diết nhất trong bài thơ?

A. Bạn nằm lại nơi này, nơi nao?

B. Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào

C. Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi

D. Bạn nằm lại nơi nào bạn ơi?

Câu 5. Dòng nào không nói đúng về vẻ đẹp người lính thành cổ hiện lên trong hai câu thơ sau?

Súng trong tay và đôi mắt rực lửa

Trút hận xuống đầu thù rồi ngã xuống bình yên

A. Tâm hồn lãng mạn, bay bổng.

B. Lòng căm thù giặc sục sôi.

C. Luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, anh dũng, quả cảm.

D. Ra đi thanh thản, không hề nuối tiếc.

Câu 6. Niềm xúc cảm gì của tác giả được nhấn mạnh nhiều lần trong bài thơ?

A. Tác giả đau đớn, xót xa tiếc nhớ những đồng đội đã hi sinh, mong bạn được lên chốn thiên đường.

B. Tác giả vô cùng căm hờn phẫn nộ vì tội ác của kẻ thù, mong muốn chúng phải đền tội, phải bị trừng trị thích đáng.

C. Tác giả mong muốn những người đang sống, các thế hệ nối tiếp nhau hãy ca mãi bài ca bất tử để ca ngợi công lao của các anh.

D. Tác giả vô cùng nhớ tiếc, xót xa, nhớ nhung da diết mong muốn đồng đội đã ngã xuống được yên nghỉ trong thanh thản bình yên.


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

1)
_ PTBĐC: Biểu cảm

-> C

2)
_ Địa danh lịch sử: Thành cổ Quảng Trị
-> C

3) Nhân vật trữ tình trong bài thơ: người lính năm xưa đến thăm thành cổ

-> B

4) Câu thơ là lời nhắn nhủ da diết nhất bài thơ: Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi

-> C

5) Không đúng về vẻ đẹp người lính thể hiện trong hai câu thơ: Tâm hồn lãng mạn, bay bổng

-> A

6) Niềm xúc cảm gì của tác giả được nhấn mạnh nhiều lần trong bài thơ là tác giả vô cùng nhớ tiếc, xót xa, nhớ nhung da diết mong muốn đồng đội đã ngã xuống được yên nghỉ trong thanh thản bình yên.

-> D

@Hongphucnguyen



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Câu 1:

– Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

-> Chọn C

Câu 2:

– Địa danh lịch sử được tác giả nhắc đến trong bài thơ: Thành cổ Quảng Trị.

-> Chọn C

Câu 3:

– Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Người lính năm xưa về thăm bạn cũ trong thành cổ.

-> Chọn B

Câu 4:

– Câu thơ được coi là lời nhắn nhủ tha thiết nhất bài thơ: Ru mãi bài ca bất tử đến vô cùng.

-> Không có đáp án.

Câu 5:

– Không đúng: Tâm hồn lãng mạn, bay bổng.

=> Vẻ đẹp của người lính thành cổ hiện lên với lòng căm thù giặc sục sôi, ra đi thanh thản, không hề nuối tiếc và luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, anh dũng, quả cảm.

-> Chọn A

Câu 6:

=> Tác giả vô cùng nhớ tiếc, đau đớn và xót xa, nhớ nhung da diết mong muốn đồng đội đã ngã xuống được yên nghỉ trong thanh thản bình yên.

-> Chọn D


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    KHÔNG HỌC ĐÔNG, KHÔNG ÁP LỰC – GIA SƯ 1 KÈM 1, MỞ CỬA TƯƠNG LAI!
    MIỄN PHÍ HỌC THỬ 1 BUỔI - LIÊN HỆ NGAY
    test_ai