Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 8 câu hỏi như sau: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi
TẤC ĐẤT THÀNH CỔ
(Phạm Đình Lân)
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời cũng tự trong xanh và lộng gió
Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Thành cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật
Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật
Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào
Bạn nằm lại nơi này, nơi nao?
Phía đông thành, tây thành hay dưới dòng Thạch Hãn
Tám mươi mốt ngày đêm đất trời ken dày bom đạn
Cát trắng rang vàng, nghiêng lệch cả dòng sông
Thắp một nén nhang và khóc ít thôi
Tôi thầm nhủ lòng mình như vậy
Để một phút lắng lòng nghe bạn gọi
Bạn nằm lại nơi nào bạn ơi?
Bạn nằm lại nơi đồng đất quê hương
Nơi chiến tuyến lằn ranh sông Bến Hải
Súng trong tay và đôi mắt rực lửa
Trút hận xuống đầu thù rồi ngã xuống bình yên
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
Ru mãi bài ca Bẩt tử đến vô cùng.
(Tháng 7 – 2002, Phạm Đình Lân)
Chú thích
1. Nhà thơ Phạm Đình Lân đồng thời là cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu gìn giữ thành cổ Quảng Trị .
2. Bài thơ Tấc đất Thành cổ ra đời trong một chuyến đi tình nghĩa. Hằng năm, vào tháng 7, những người lính sinh viên năm xưa quay lại chiến trường xưa để thăm viếng các đồng đội, các bạn học đã anh dũng hi sinh. Dưới mỗi bước chân của các anh, mỗi tấc đất nơi đây đều có xương máu và là nơi đồng đội đang yên nghỉ. Các anh thầm nhắc nhở nhau đi nhè nhẹ bước chân và nói thật khẽ để đồng đội, bạn học được yên nghỉ dưới bầu trời cao xanh và lời ru của Tổ quốc mẹ hiền.
Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Tự sự.
Câu 2: Địa danh lịch sử nào được tác giả nhắc đến trong bài thơ?
A.Nghĩa trang Trường Sơn B.Ngã ba Đồng Lộc
C.Thành cổ Quảng Trị D.Nghĩa trang quốc gia đường 9.
Câu 3: Câu thơ nào được coi là lời nhắn nhủ da diết nhất trong bài thơ?
A. Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi B. Bạn nằm lại nơi này, nơi nao?
C. Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào D. Ru mãi bài ca Bẩt tử đến vô cùng.
Câu 4: Hình ảnh thơ nào không thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh?
A. Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
B.Tám mươi mốt ngày đêm đất trời ken dày bom đạn
C. Thành cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật
D. Cát trắng rang vàng, nghiêng lệch cả dòng sông.
Câu 5: Từ ngữ nào không được dùng để chỉ những cảm xúc mãnh liệt của con người trong bài thơ?
A. Nghẹn ngào B. Khóc C. Hận D. Căm hờn
Câu 6: Tác giả tự thầm nhủ chính mình điều gì?
A. Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây B. Để một phút lắng lòng nghe bạn gọi
C. Thắp một nén nhang và khóc ít thôi D. Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Câu 7: Xúc cảm gì,tâm tư gì của tác giả được nhấn mạnh nhiều lần trong bài thơ?
A. Tác giả vô cùng nhớ tiếc,xót xa, nhớ nhung da diết mong muốn đồng đội đã ngã xuống được yên nghỉ trong thanh thản bình yên.
B. Tác giả đau đớn,xót xa tiếc nhớ những đồng đội đã hi sinh, mong bạn được lên chốn thiên đường.
C. Tác giả vô cùng căm hờn phẫn nộ vì tội ác của kẻ thù, mong muốn chúng phải đền tội,phải bị trừng trị thích đáng.
D. Tác giả vô cùng ngưỡng mộ tự hào vì sự hi sinh anh dũng cao đẹp của các bạn, mong muốn những người đang sống,các thế hệ nối tiếp nhau hãy ca mãi bài ca bất tử để ca ngợi công lao của các anh.
Câu 8: Anh (chị) hiểu thế nào về sự kiểm nghiệm của tác giả: Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật.
A. Mỗi tấc đất ở thành cổ đều được đánh đổi bằng tuổi trẻ, máu xương, bằng cả mạng sống của biết bao người lính trẻ tuổi, họ đã hi sinh bản thân để giữ gìn thành cổ, đó là sự cống hiến cao đẹp cao cả nhất.
B. Mỗi tấc đất ở thành cổ đều hằn sâu dấu tích về sự khốc liệt của chiến tranh, về 81 ngày đêm không ngơi tiếng súng, về mùa hè đỏ lửa năm 1972.
C. Tất cả là sự thật nhức nhối, xót xa, sự thật sống động, đặc biệt sống trong tâm trí những người lính từng trực tiếp cầm súng chiến đấu, nhất là mỗi khi trở lại nơi đây.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 9: Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong các câu thơ sau:
Bạn nằm lại nơi này, nơi nao?
Phía đông thành, tây thành hay dưới dòng Thạch Hãn
Tám mươi mốt ngày đêm đất trời ken dày bom đạn
Cát trắng rang vàng, nghiêng lệch cả dòng sông
Câu 10: Trình bày thông điệp mà anh (chị) thấy tâm đắc nhất sau khi đọc bài thơ?
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
C1. B. Biểu cảm
C2. C.Thành cổ Quảng Trị
C3. A. Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
C4. A. Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
C5. C. Hận
C6. C. Thắp một nén nhang và khóc ít thôi
C7. A. Tác giả vô cùng nhớ tiếc,xót xa, nhớ nhung da diết mong muốn đồng đội đã ngã xuống được yên nghỉ trong thanh thản bình yên.
C8. D. Tất cả đáp án trên đều đúng
C9.
– BPTT câu hỏi tu từ, liệt kế
– Tác dụng
+ Lời văn trở nên sinh động hơn, lời như đang tự hỏi không biết những đồng đội đang nằm nơi đâu.
+ Liệt kê những địa điểm đã đỏ lửa trong 81 ngày đêm của Thành cổ Quảng Trị
C10. Thông điệp mà để lại ấn tượng sâu sắc nhất đó chính là sự biết ơn những người anh hùng đã ngã xuống để bảo vệ Tổ Quốc, họ đã đánh đổi bằng tuổi trẻ, máu xương, bằng cả mạng sống của biết bao người lính trẻ tuổi, họ đã hi sinh bản thân để giữ gìn thành cổ, đó là sự cống hiến cao đẹp cao cả nhất.