fbpx

Ngữ văn Lớp 8: phân tích cơ bản giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Nhàn

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 8 câu hỏi như sau: phân tích cơ bản giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Nhàn


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

 Phân tích Nhàn của Nguyễn Bỉnh KhiêmPHÂN TÍCH NHÀN CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Xuất bản: 03/12/2019 – Cập nhật: 18/11/2021 – Tác giả: Tâm Phương

Hướng dẫn phân tích Nhàn, gợi ý cách làm, dàn ý chi tiết và những bài văn hay tham khảo phân tích nội dung bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

MỤC LỤC NỘI DUNG

  • 1. Hướng dẫn phân tích bài thơ Nhàn
  • 1.1. Phân tích yêu cầu đề bài
  • 1.2. Luận điểm
  • 2. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • 2.1. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • 2.2. Bài thơ Nhàn
  • 3. Dàn ý chi tiết
  • 3.1. Mở bài
  • 3.2. Thân bài
  • 3.3. Kết bài
  • 4. Top 6 bài văn hay
  • 4.1. Mẫu số 1
  • 4.2. Mẫu số 2
  • 4.3. Mẫu số 3
  • 4.4. Mẫu số 4
  • 4.5. Bài mẫu số 5
  • 4.6. Phân tích Nhàn ngắn nhất
  • 5. Kiến thức mở rộng

Để bài văn phân tích bài thơ Nhàn của bạn được trôi chảy, hấp dẫn và không bị thiếu ý, đừng do dự mà không xem ngay những gợi ý cách làm, dàn ý chi tiết phân tích nội dung bài thơ Nhàn do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn dưới đây:

  • Hướng dẫn phân tích đề (phân tích yêu cầu đề, xác lập luận điểm)
  • Dàn ý phân tích bài Nhàn chi tiết
  • 4 bài văn phân tích Nhàn hay dùng đọc tham khảo

    Cùng tham khảo ngay…

I. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH BÀI THƠ NHÀN (NGUYỄN BỈNH KHIÊM)

1. Phân tích yêu cầu đề bài

– Yêu cầu nội dung: phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nhàn.

– Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: các câu, từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

– Phương pháp lập luận chính: Phân tích.

2. Luận điểm phân tích bài Nhàn

 Luận điểm 1: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

 Luận điểm 2: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

 Luận điểm 3: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.

 Luận điểm 4: Triết lí sống nhàn, vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ.

    Cùng bắt đầu bài văn phân tích Nhàn của mình ngay bây giờ với những gợi ý làm bài sau đây do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn.

II. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM1. TÁC GIẢ NGUYỄN BỈNH KHIÊM

– Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) hiệu là Bạch Vân am cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16.

– Quê ở làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng)

– Sinh ra trong gia đình có bố mẹ nổi tiếng học rộng, được giáo dục cẩn thận về nhân cách và tài năng từ nhỏ nên “thông minh khác thường, chưa đến một tuổi đã nói sõi”.

– Lớn lên trở thành học trò xuất sắc của bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa ngày nay) nổi danh trong giới sĩ phu đương thời.

– Ông đã bỏ qua đến 9 kì đại khoa và đậu Trạng Nguyên năm 1535 (năm 45 tuổi) vì không muốn đi lại vết xe cũ của người thầy Lương Đắc Bằng.

– Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.

– Nguyễn Bỉnh Khiêm mất năm 1585 ở tuổi 95. Ông để lại rất nhiều sáng tác thơ văn bằng cả chữ Nôm và chữ Hán, văn bia (bi ký), các tập sấm ký Nôm.

QUÀ LƯU NIỆMNữ tỉ phú trẻ Hải Dương chính thức xác nhận vận may đến từ tâm linhTÌM HIỂU THÊM2. BÀI THƠ NHÀN

– “Nhàn” là bài thơ Nôm số 73 trong Bạch Vân quốc ngữ thi

– Nội dung: Bài thơ là lời tâm sự nhẹ nhàng, thâm trầm, sâu sắc về quan niệm sống nhàn của tác giả là hòa hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

– Bố cục 4 phần (đề – thực – luận – kết):

+ Hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

+ Hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

+ Hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà

+ Hai câu kết: Triết lí sống nhàn.

 Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Bỉnh Khiêm bấy giờ chán ghét cảnh quan trường và về quê ở ẩn. Ở đây ông có một cuộc sống an nhiên tự tại tránh xa những bon chen thị phi của chốn quan trường. Bài thơ này để thể hiện quan điểm và dại khôn ở đời. Nhan đề do người đời sau đặt.

III. DÀN Ý CHI TIẾT PHÂN TÍCH NHÀN1. MỞ BÀI PHÂN TÍCH BÀI NHÀN

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

+ Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn, đa tài của văn học dân tộc với phong cách thơ mang đậm tính triết lí, giáo huấn, suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống con người.

+ Bài thơ Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về cuộc sống thanh nhàn nơi thôn dã, thể hiện rõ quan niệm sống của tác giả.

2. THÂN BÀI PHÂN TÍCH BÀI THƠ NHÀN

* Khái quát về bài thơ Nhàn

– Hoàn cảnh sáng tác:

+ “Nhàn” là bài thơ Nôm số 73 trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm được làm khi tác giả cáo quan về ở ẩn vì chán ghét cảnh quan trường bon chen và đầy thị phi.

– Giá trị nội dung: Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

Luận điểm 1: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm (2 câu đề)

– điệp số từ “một“: một mình, lẻ loi

– mai, cuốc, cần câu: những vật dụng quen thuộc, đơn giản, thô sơ của người dân lao động dùng để đào đất, xới đất, câu cá.

-> Hình ảnh người nông dân đang điểm lại công cụ làm việc của mình và mọi thứ đã sẵn sàng, dù một mình nhưng tác giả vẫn vui tươi.

– “Thơ thẩn”: ung dung, tự tại, chăm chú, tỉ mẩn

– “dầu ai”: mặc cho ai

-> Sự khác biệt trong sở thích, lối sống của tác giả: Mặc cho ai có cách vui thú nào, ta cứ thơ thẩn giữa cuộc đời này, sống theo cách riêng của ta, ung dung, thảnh thơi.

=> Cụ Trạng trở về sống giữa chốn thôn quê để hòa hợp với tự nhiên như một lão nông chi điền nghèo khó nhưng an nhàn, thanh bình.

Luận điểm 2: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm (2 câu thực)

– Nghệ thuật đối: “ta” với “người“, “khôn” với “dại“, “vắng vẻ” với “lao xao” -> sự đối lập về cách chọn nơi sống, niềm vui của Nguyễn Bỉnh Khiêm với người đời.

+ “Nơi vắng vẻ”: nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi.

+ “Chốn lao xao”: nơi quan trường, chốn giành giật tư lợi, sang trọng, tấp nập ngựa xe, quyền quý, kẻ hầu người hạ, bon chen, luồn lọt, hãm hại nhau.

-> Ông tự nhận mình là dại, cho người là khôn nhưng thực chất đó là cách nói ngược, hàm ý

-> Theo tác giả, dại thực chất là khôn bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính mình.

=> Cách nói ngầm dại khôn của Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất phát từ trí tuệ, thể hiện sự tự tin đầy bản lĩnh của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

=> Quan niệm sống “lánh đục tìm trong”.

* Luận điểm 3: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà (2 câu luận)

– “măng trúc”, “giá”: những thức ăn “cây nhà lá vườn” dân dã quen thuộc do chính tác giả làm ra.

– “tắm hồ sen”, “tắm ao“: tác giả cũng tắm hồ, tắm ao như bao người dân quê.

-> Sự giản dị, đạm bạc trong ăn uống và sinh hoạt, có sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

    Bài thơ “Nhàn” của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đáng chú ý.

    Về giá trị nội dung, bài thơ “Nhàn” thể hiện tâm trạng của tác giả với cuộc sống đơn giản, nhẹ nhàng và tự do. Bài thơ mang thông điệp về sự tĩnh lặng, sự thư thái trong cuộc sống, khát khao được sống tự do và thoải mái. Tác giả muốn truyền đạt ý nghĩa về việc tận hưởng cuộc sống đơn giản, không quá phức tạp và căng thẳng.

    Về giá trị nghệ thuật, bài thơ “Nhàn” được viết theo thể thơ tự do, không ràng buộc bởi hình thức cố định. Tác giả sử dụng ngôn ngữ tinh tế, hình ảnh tươi sáng và biểu cảm sâu sắc để tạo nên một không gian thơ mộng, êm đềm. Bài thơ sử dụng các phép tu từ, âm điệu và nhịp điệu để tạo ra sự hài hòa và tạo cảm giác nhẹ nhàng, êm dịu cho người đọc.

    Tóm lại, bài thơ “Nhàn” có giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật cao, mang đến cho người đọc những trải nghiệm tinh thần và cảm xúc sâu sắc.

– Chúc bạn học tốt ạ!^^


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai