Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 8 câu hỏi như sau: Cho ví dụ về
1 phép nối
1 phép lặp
1 phép thế
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
BL
+ VD phép nối:
– Mặc dù Dế Choắt đã nhờ Dế Mèn giúp đỡ (1) nhưng Dế Mèn vẫn kiên quyết từ chối (2)
-> Phép nối: “Nhưng” ( câu 1 ) – ( câu 2 )
+ VD phép lặp:
– Edison lao động để phát minh ra điện tàu hỏa (1), các y bác sĩ lao động để đẩy lùi dịch bệnh (2)
-> Phép lặp: “lao động” ( câu 1) – ( câu 2 )
+ VD phép thế:
– Giọng nói của bà đặc biệt trầm bổng nghe như tiếng chuông đồng hồ (1) Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng như những đóa hoa hồng. (2)
-> Phép thế: “nó” ở ( câu 2 ) thay thế “giọng nói của bà” ở ( câu 1)
* Phép nối: sử dụng câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước: quan hệ từ, từ ngữ chuyển tiếp.
* Phép lặp: lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.
* Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
*** Phép nối:
Ví dụ: Bố tôi nói, miệng cười. Nhưng tôi biết bố có điều không vui.
-> Từ nối trong câu trên là “nhưng” liên kết giữa hai câu. Câu sau tương phản với câu trước.
——–
*** Phép lặp
Ví dụ:
“Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim”
-> Phép lặp là các từ được lặp lại là “phú ông, bờm, bờm rằng”
——–
*** Phép thế
Ví dụ: “Lão Hạc là 1 ông lão già có hoàn cảnh vô cùng bất hạnh , khó khăn : Vợ ông đã mất từ rất lâu rồi , ông chỉ còn 1 mình với người con trai đã trạc tuổi cưới vợ .”
-> Phép thế : Lão Hạc -> Ông