Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 8 câu hỏi như sau: Qua bài thơ ” Ngắm Trăng ” , hãy viết 1 đoạn văn nghị luận ( khoảng 10 câu ) theo cách lập luận diễn dịch , em hãy làm rõ luận điểm sau : ” Bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung , lạc quan của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm ” . Trong đoạn có sử dụng 1 câu ghép và 1 câu cảm thán ( gạch dưới câu ghép và câu cảm thán ) .
Cứu em zoiiiii :<
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Bài thơ “ngắm trăng” là một trong những áng văn thơ hay nhất nói về tình yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh. Qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đặc biệt là ánh trăng. Xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói được thân thể Bác chứ làm sao thể ngăn được tâm hồn thi nhân bay đến với thiên nhiên rộng lớn. Hai câu thơ ” Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ/ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” đã chia ra 2 vế người và trăng. Hai câu thơ đã vẽ ra hoàn cảnh thực tại. Song sắt nhà tù được đặt ở giữa thật tài tình. Qua đó ta được thấy sự giao thoa tuyệt diệu giữa người và trăng trong mọi hoàn cảnh. Trong cảnh ngục tù tối tắm, Bác Hồ vẫn thể hiện được ý chí, nghị lực phi thường. Bác vẫn ngắm trăng, vẫn giữ phong thái ung dung, tự tại, không vướng bận vật chất. , vẫn hòa mình vào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn hướng về bầu trời tự do, hướng về ánh sáng. Phải chăng đó không chỉ là là ánh sáng tự nhiên mà còn là ánh sáng của niềm tin, của khát vọng độc lập tự do cho dân tộc? Tóm lại, qua bài thơ Bác đã thể hiện tinh thần lạc quan, luôn yêu thiên nhiên dù ở trong mọi hoàn cảnh
Câu nghi vấn:Phải chăng đó không chỉ là là ánh sáng tự nhiên mà còn là ánh sáng của niềm tin, của khát vọng độc lập tự do cho dân tộc?
câu bị động:Qua đó ta được thấy sự giao thoa tuyệt diệu giữa người và trăng trong mọi hoàn cảnh.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Bài thơ “Ngắm trăng” của tác giả Hồ Chí Minh đã làm rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ ngay cả trong cảnh tù cực khổ tối tăm:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?
(Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)
Câu thơ mở đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt của một người chiến sĩ. |Ôi ! “Ngục trung” nghe mới xót làm sao!| ||Người chiến sĩ này đã bị giam trong một nhà tu nhỏ.|| Trong tù vốn không có rượu và hoa để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ. Xưa nay, lúc chưa bị giam ở tù, người thi sĩ được hưởng rượu ngắm trăng và hoa. Nhưng ở đây, trong hoàn cảnh tù này, cái “không rượu” chồng lên cái “không hoa”, thể hiện sự chán ngán và vô cùng lạnh lỡ phủ lên tất cả. Vẫn ở trong tù, vẫn là nơi đây, người chiến sĩ vẫn còn tư tưởng ngắm trăng và cảnh đẹp trong đêm khuya tối tăm này. Một trái tim yêu đời bao là của một người chiến sĩ vẫn dạy dào, nồng đượm mà tha thiết, lãnh mạn. Tâm trạng này giúp người tù thoát khỏi tình cảnh u ám của mình. Cảnh đẹp đêm nay thật khó hững hờ đến lạ!
– Chú thích: + Câu có ngoặc |…| là câu cảm thán
+ Câu có ngoặc ||…|| là câu ghép
#Creative Team Name