Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 8 câu hỏi như sau: Viết đoạn văn(15 dòng) diễn đạt lại các vấn đề Ru-xo đã trình bày trong đoạn trích “Đi bộ ngao du” bằng kinh nghiệm và suy luận của chính mình.
-Ai còn thức thì làm hộ em với mai 8h em phải nộp rồiiiiiiiiii
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Trong trích đoạn “Đi bộ ngao du”, nhà văn Ru- xô đã chỉ ra lợi ích của việc đi bộ, cũng như những lợi thế của việc đi bộ so với đi ngựa cũng như dùng các phương tiện khác. Trước hết, đi bộ có thể đi mọi nơi mà ta mong muốn, không phải lệ thuộc vào ai, vào phương tiện gì: “ Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít thế nào là tùy”. Như vậy, việc đi bộ khiến cho ta được tự do về con người, được làm theo những ý muốn của mình, đây chính là lợi ích lớn nhất của việc đi bộ ngao du. Và đã là ngao du thì yếu tố chủ động phải được đặt lên hàng đầu, đi ngựa sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đường xá, sức khỏe của ngựa, không phải phụ thuộc vào những gã phu trạm.
Đi bộ ngao du thì ta không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì, bất kì cái gì, ta được tự do về con người, tự do về tâm hồn, làm toàn bộ những việc theo ý thích: “ Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả các khía cạnh….” . Và quan trọng nhất là không bị lệ thuộc: “Tôi chẳng phải phụ thuộc vào những con ngựa hay những gã phu trạm. Đi bộ ngao du ta sẽ có cơ hôi khám phá những điều mới mẻ, có thể tự tìm cho mình những con đường riêng biệt, điều này rất phù hợp với những con người ưa tìm tòi, thử thách: “Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem tất cả những gì con người có thể xem….”
Chúc bạn học tốt ạ
Xin ctlhn cho nhóm ạ
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Trong đoạn trích “Đi bộ ngao du”, nhà văn Ru-xô đã nêu ra những lợi ích của việc đi bộ, cũng như những lợi thế của việc đi bộ so với đi ngựa cũng như các phương tiện khác. Trước hết, tác giả chỉ ra rằng: đi bộ có thể đi mọi nơi mà ta mong muốn, không phải lệ thuộc vào ai, vào phương tiện gì: “Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít thế nào là tùy”. Đi bộ ngao du còn giúp cho đầu óc linh hoạt hơn, sáng suốt hơn. Tác giả còn khẳng định đi bộ ngao du không chỉ làm con người mở mang đầu óc mà còn giúp tinh thần sảng khoái, vui vẻ bằng cách đưa ra những “nhân chứng” có thật, đó là các nhà bác học nổi tiếng như Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go. Bên cạnh đó, đi bộ ngao du còn giúp tinh thần sảng khoái, vui vẻ: tác giả đã dùng phép so sánh giữa những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt – những người đi bộ, kết quả là “mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ” – “vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả”.