Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 8 câu hỏi như sau: kể lại câu chuyện bằng văn xuôi trong bài thơ ÔNG ĐỒ của Vũ Đình Liên
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Tháng Chạp rét lạnh và thỉnh thoảng lại rơi rắc mưa phùn. Người tấp nập đi sắm sửa Tết. Đầu phốHàng Bồ, mấy chú khách và mấy người đàn bà đã dựng những cửa hàng pháo và hương để cung phụng cho sự tế tự và chơi đùa ngày Tết. Tôi thong thả đi chơi, tò mò xem những ông đồ viết câu đối làm việc trên hè xi măng.
Họ độ vài chục người trong cả dãy phố. Có một ông năm ngoái tôi đã gặp, biết mặt nhưng chưa quen. Giấy đỏ rải song song từng đám, thường lạm vào chỗ khách qua lại. Những hình chữ nhật rải giấy hồng điều bay phất phơ trên sợi dây gai buộc vào cánh gỗ dóng của những nhà không mở hàng. Tôi dừng bước trước một ông cụ chữ tốt nhất, trạc ngoài sáu mươi tuổi. Đôi bít tất trắng không nịt, trễ xuống đến cổ chân, ông ngồi xổm, khoác cái áo ba-đờ-xuy bằng da có vết chuột nhấm, không che quá đôi ông quần cháo lòng nhàu và cao. Một tấm phu-la nâu phủ chiếc khăn xếp thâm đã bạc, buộc nút dưới cằm. Ông mài mực lấy trong lon sành to bằng chiếc lọ nhỏ và sâu độ bốn năm phân. Thoi mực ngắn độ gang tay, to bằng thân cây nứa tép, ông đã mua ở hiệu khách phốHàng Đường, bên số lẻ. Một manh chiếu cũ, một ấm nước chè để trong một cái giỏ, giấu mình sau một chồng giấy câu đối đã viết rồi hoặc chưa viết.
Trên mặt chiếu có trải hai câu đối, chữ còn đọng mực chưa khô. Những hòn đá nhặt ở rãnh lên, dùng để chận những góc giấy lại. Ngườisành bảo ông viết bay bướm ngang với người Tàu. Khách đến hàng ông khá đông, khách tò mò lại đông hơn. Đôi kính bầu dục gọng sắt trễ xuống trên mũi ông, lóng lánh sáng trên bộ mặt xương xương, nhăn nheo và đen sạm, như một hình ảnh của phong trần. Ông ngồi xổm và cúi lưng xuống, một tay chặn giấy, một tay cầm bút đưa đi đưa lại, hơi xoắn ngọn bút lông trên nghiên, mềm mềm, dẻo dẻo trước khi dạo nó để đè những nét long phượng trên mặt giấy.
Mừng xuân, cảm khái, tự trào … có người đưa câu đối sẵn để ông viết, có người nhờ ông cho chữ … Dân quê còn ưa câu đối đỏ, người tỉnh thành cũng không chê dán mấy lời chiêu tài lợi ở ngoài cửa hoặc vườn hoa.
Năm ấy, cụ đỡ lo thiếu tiền ăn Tết. Sáng ba mươi tháng Chạp, ông mua hương, nến, pháo, thủy tiên, lạp xưởng, xách lủng lẳng về quê.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Dàn ý
1MB: Giới thiệu về ông đồ
_Ông đồ là ai?
_Do ai sáng tác?
_Nguồn gốc và ngôn ngữ mà ông đồ hay viết
2TB : Chứng minh Ông đồ lúc đầu xuân( thời xưa)
_Ông đồ bày mực tàu
_Người người tấp lập đến xem
_Lòng yêu mến của người quá đường đối với tài viết chữ của ông
Chứng minh : Hai câu ” Hoa tay thảo những nét ; Như phượng múa rồng bay”
_ Hai câu nên tài nghệ , hoa tay của ông đồ
_ Cảm nhận của người khách qua đường
Chứng minh Ông đồ ngày nay
_Người thuê viết chứ ngày ít
_Nỗi buồn của ông đồ là buồn bã , cô đơn, thất vọng..
_Không khí lúc vắng khách
_ Năm này qua năm khác không thấy ông đồ
(Bạn có thể dùng nhiều biện pháp so sánh và nhân hoá cảnh vật)
KB: Tóm lại nội dụng và cảm nhận về tác phẩm.
Ban tham khảo nha
Nhắc đến ông đồ , một người thầy Nhớ thường viết chữ Nho.Mỗi khi Tết đến ông thường bày mực tàu bên cây ven đường và ngồi viết chữ . Ai đi qua cũng ngạc nhiên và thích thú , nhà nhà đều mua về để trang trí nhà cửa . Nhưng cũng không lâu sau đó , chữ Nho dần mất vị trí quan trọng nên ông đồ cũng bị quên lãng.
Bài thơ Ông đồ đó tác giả Vũ Đình Liên sáng tác, bài thơ sinh động và chân thực, nó mang tâm hồn giàu tình yêụ thương của tác giả vô tác phẩm.Nhưng cây thơ đều được miêu tả rõ nét ông đồ trong nhiều thời gian khác nhau .
Ta tìm hiểu một chút về ngôn ngữ mà ông đồ thường viết đó là chữ Nho nhưng đến thời nay chứ viết đó được cải thiện thành chữ quốc ngữ nhưng nét chữ lại điêu luyện hơn và mềm dẻo hơn…