Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 8 câu hỏi như sau: Làm rõ chất thép và chất tình trong thơ Bác bằng việc phân tích bài thơ tức chảnh Pác Bó
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Trong bài ‘Cảm tưởng đọc thiên gia thi”HCM viết:
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
Thế nào là “thép” ở trong thơ. Bản thân câu thơ của Người đã nói rõ, đó là chất chiến đấu, cách mạng, là tinh thần chiến sĩ. Người quan niệm thơ ngày nay phải có tính cách mạng, thể hiện tinh thần người chiến sĩ cách mạng. Tính cách mạng và tinh thần chiến sĩ trong thơ đâu phải chỉ có một dạng biểu hiện trực tiếp. Đọc Nhật kí trong tù, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: bài nào cũng có thép,câu nào cũng có thép. Nhận định ấy hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên nhiều bài thơ của Bác trong tập thơ này lại không hề nói đến “thép”, nghĩa là không nói đến chuyện cách mạng, chiến đấu, không có hình ảnh chiến sĩ. Do đó không nên hiểu chất
thép trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới có tinh thần thép”.
Trong Nhật kí trong tù,một mặt chúng ta thấy những bài trực tiếp nói về cách mạng và thể hiện tinh thần cách mạng:
“ Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao”
Mặt khác lại có nhiều bài không nói đến cách mạng, đến tinh thần chiến đấu. Đó là những bài chỉ như là những lời đùa hồn nhiên hay bày tỏ cảm xúc của mình trước khung cảnh thiên nhiên. Nhân vật trữ tình ở đây là một thi sĩ nhạy cảm với vẻ đẹp của đất trời, hoa cỏ: Ngắm trăng, chiều tối, giải đi sớm,…vv. Tuy nhiên nếu đặt những bài thơ ấy trong hoàn cảnh sáng tác thì ta mới thấy những bài thơ ấy chứa đựng một tinh thần thép. Lấy ví dụ về bài :
Trong bài Tức cảnh Pác Bó, Người viết:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang”
Nếu nhìn qua, câu thơ như diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày của Bác, một nhịp sống đều đặn, nhẹ nhàng, không ai nghĩ rằng đây là một cuộc sống gian khổ của một người cách mạng. Nhưng khi hiểu rõ sống trong hang rừng lạnh buốt là thế nào, thì ta mới cảm nhận được sự lạc quan ở chính giọng thơ nhẹ nhàng và sự bắt đầu bài thơ bằng cụm từ “sáng ra bờ suối” ẩn chứa một nét tươi sáng.
Tinh thần lạc quan còn nổi bật hơn ở câu thứ hai “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” diễn tả cuộc sống khắc khổ và cơ cực với “cháo bẹ”, “rau măng”. Nhưng giọng thơ thì lại có vẻ hóm hỉnh: “vẫn sẵn sàng” như “khoe” với mọi người: cháo ngô và măng lúc nào ta cũng dư thừa. Ngoài ra, có lẽ Bác nói “vẫn sẵn sàng” còn có ý là ta luôn vui vẻ đón nhận cuộc sống kham khổ đó, có sao đâu. Trong gian khó, Bác làm việc mới ung dung làm sao:
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Vẫn là một bàn đá trong núi sâu, “chông chênh” như vận mệnh đất nước, nhưng trái ngược với hoàn cảnh đó là tinh thần của Bác vững như bàn thạch. Cách mạng Việt Nam lúc cao trào, lúc thoái trào nhưng xu hướng là đi lên và phát triển. Bác vẫn tin cách mạng Việt Nam sẽ thành công. Cho nên gánh trên vai trọng trách nặng nề mà Bác vẫn ung dung khẳng định: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Một chữ “sang” tỏa sáng cả bài thơ, tỏa sáng cả những năm tháng sống trong rừng sâu, hang tối của nhà cách mạng! Một chữ “sang” đủ phủ nhận tất cả gian khổ, hiểm nguy, khẳng định tính cao quý của đời cách mạng bởi vì người cách mạng luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp đó.Qua bài thơ, ta cảm nhận được một phong thái, một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh. Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ cách mạng kiên cường, lạc quan; đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết, một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới
Ấy là sự vui vẻ của Bác khi ẩn náu hoạt động bí mật ở Pác Bó.