fbpx

Ngữ văn Lớp 8: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của 5 kiểu câu

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 8 câu hỏi như sau: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của 5 kiểu câu


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Giải đáp:

CÂU TRẦN THUẬT : Dùng để kể , tả, nhận định, giới thiệu một sự vật , sự việc . Cuối câu kể thường ghi dấu chấm. VD; – Hôm qua, mình gặp lại cô giáo cũ. ( kể ) – Chiếc bánh vừa dẻo, vừa thơm trông lại rất bắt mắt. ( tả) – Đây là bác Nam. Bác ấy là một họa sĩ rất tài hoa .( giới thiệu, nhận định)

+ CÂU NGHI VẤN : Dùng để hỏi người khác và tự hỏi mình. Đôi khi, dùng vào mục đích khác ( khen, chê, nhờ, …). Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi. VD; – Bác ăn cơm chưa? ( hỏi người khác) – Hình như quyển truyện này mình đã đọc ở đâu rồi ? ( tự hỏi mình) – Sao bạn giỏi thế ? ( Khen) – Sao nhà bạn bừa bộn thế? ( chê) – Bạn có thể nhặt giúp mình cái bút được không? ( nhờ vả)

+ CÂU CẢM THÁN : Dùng để bộc lộ cảm xúc ( vui, buồn, ngạc nhiên, thán phục…). Cuối câu ghi dấu chấm than ( chấm cảm) – A, mẹ đã về ! ( vui mừng) – Ông ý đi rồi ! ( buồn) – Bông hoa này to quá! – Bạn giỏi thật !

+ CÂU CẦU KHIẾN ( câu cầu khiến): Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, nhờ vả … ai đó làm 1 việc gì . Cuối câu có thể ghi dấu chấm than ( nếu đó là 1 mệnh lệnh) hoặc có thể chỉ ghi dấu chấm nếu đó là một lời yêu cầu, nhờ vả nhẹ nhàng) – Giơ tay lên ! – Các bạn trật tự đi ! – Xem giúp mình mấy giờ rồi nhé.

Lời giải và giải thích chi tiết:

 



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Đặc điểm hình thức và chức năng của 5 kiểu câu:

* Câu nghi vấn:

– Về hình thức: có những từ ngữ nghi vấn như ai, gì, không, hả,…

– Về chức năng:

+ Dùng để hỏi. Khi viết kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

+ Ngoài chức năng dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có chức năng dùng để cầu khiến, khẳng định, bộc lộ cảm xúc. Khi viết kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm lửng.

* Câu cầu khiến:

– Về hình thức: có những từ ngữ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, đi,… hay ngữ điệu cầu khiến.

– Về chức năng: dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…. Khi viết kết thúc bằng dấu chấm than. Nếu ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì kết thúc bằng dấu chấm.

* Câu cảm thán:

– Về hình thức: có những từ ngữ cảm thán như ôi, trời ơi, thay, biết bao,…

– Về chức năng: dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết). Khi viết kết thúc bằng dấu chấm than.

* Câu trần thuật:

– Về hình thức: không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.

– Về chức năng:

+ Dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,…. Khi viết kết thúc bằng dấu chấm, đôi khi kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

+ Ngoài chức năng chính thì còn có chức năng dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,…(vốn là chức năng của những kiểu câu khác).

* Câu phủ định:

– Về hình thức: có những từ ngữ phủ định như không, chẳng, đâu, chả,…

– Về chức năng: 

+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó(câu phủ định miêu tả).

+ Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).

XIN 5 SAO VÀ CTLHN Ạ


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai