fbpx

Ngữ văn Lớp 8: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về tác giả của bài chiếu dời đô

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 8 câu hỏi như sau: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về tác giả của bài chiếu dời đô


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Chiếu dời đô không chỉ cho thấy tài năng, tầm nhìn xa rộng của người trị vì đất nước mà còn phản ánh được khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt. Mở đầu bài chiếu, nhà vua đã nêu lên mục đích của việc dời đô thông qua những minh chứng rõ ràng, thiết thực từ sử sách bên Trung Quốc rồi đến chuyện nước nhà, thời nhà Đinh, nhà Lê  “ theo ý riêng mình, khinh thường, mệnh trời… ” Qua đó, tác giả cho thấy vận nước muốn được lâu dài, phát triển phồn thịnh cần xem xét các yếu tố thiên thời – địa lợi – nhân hòa. Nhà vua cũng bày tỏ tâm trạng “đau xót” khi nghĩ về  những thăng trầm của vận nước trải qua. Đồng thời Người khẳng định, việc chuyển dời cũng vì lợi ích của muôn dân, cho thấy tấm lòng yêu nước thương dân, luôn lo nghĩ cho sự phát triển phồn thịnh của dân tộc. Phần thứ hai của bài chiếu đã thể hiện tầm nhìn chiến lược cùa nhà vua về mảnh đất Đại La – nơi sẽ dời đô đến. Đó là mảnh đất hội tụ đầy đủ những thuận lợi về địa lí, văn hóa, nhân văn…Câu văn súc tích, giàu hình ảnh và biểu cảm đã gợi lên trước mắt người đọc về mảnh đất là nơi “thắng địa”, “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”. Ở nơi ấy muôn dân sẽ được an hưởng thái bình hạnh phúc. Khát vọng của vua cũng là khát vọng của nhân dân muôn đời. Và ở phần kết, nhà vua đã hỏi ý kiến của các quần thần về việc dời đô. Câu hỏi ấy gợi nhắc ta đến hội nghị DIêm Hồng năm xưa khi quyết định về vận nước, tất cả đều đồng lòng chung sức, lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc. Đọan kết chỉ với 14 chữ ngắn ngủi  nhưng nhà vua đã thể hiện tinh thần dân chủ vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt vào những giờ phút quyết định của lịch sử. Qua đó, ta thêm cảm phục một con người tài trí mà đức độ, kín đáo. Như vậy, Chiếu dời đô  với lời lẽ ngắn gọn, trang trọng, mang khẩu khí của bậc đế vương, có thể coi là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc trong kho tàng văn học Việt Nam. Thế hệ con cháu hôm nay và mai sau mãi mãi tự hào về trang lịch sử vàng của dân tộc được hun đúc từ ngàn đời.



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Văn bản Chiếu dời đô gây ấn tượng sâu đậm trong ta bởi hình ảnh của tác giả Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn với Chiếu dời đô đã minh chứng cho tấm lòng yêu nước, thương dân. Ta vô cùng khâm phục tấm lòng bao la, rộng mở của nhà vua. VÌ sự nghiệp dài lâu cho đất nước nên nhà vua có ý thức tự chủ rất rõ ràng. Từng lời trong bài chiếu vừa là lí lẽ nhưng cũng là tình cảm, là sự đau đáu, trăn trở trong người đứng đầu nhà nước. Lý Công Uẩn là vị vua hết lòng vì nước, vì dân. MOng muốn rời đô có thể được nhà vua thực hiện mà không cần giãi bày. Nhưng bằng sự đồng cảm, sự thấu hiểu lí tình, một bài chiếu đã thay cho lời suy tư trong nhà vua và ông muốn gửi gắm đến quần thần, nhân dân. Càng đọc ta càng thấm thía, thêm hiểu về nỗi lòng của vị vua và ước muốn dựng xây, bảo vệ, phát triển đất nước của nhà vua. 


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai