Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 8 câu hỏi như sau: Viết 1 bài văn nghị luận có tài mà không có đức là người vô dụng,có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Bác Hồ từng nói “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có đức mà không có tài thì vô dụng”. Theo em, đây là một câu nói sâu sắc và đúng đắn để giúp mọi người có những định hướng đúng đắn để rèn luyện đức và tài trong cuộc sống. Đức là đạo đức, là lương tâm nghề nghiệp và là phẩm chất không thể nào thiếu khi chúng ta làm bất cứ việc gì. Còn tài là kỹ năng làm việc, là năng lực xử lý và giải quyết công việc. Theo em, cả 2 yếu tố này đều là hai yếu tố không thể thiếu trong công việc, cuộc sống của bất cứ ai. Có đức thì con người sẽ làm những việc tốt, làm những việc đúng theo chuẩn mực đạo đức, không trái với lương tâm của mình và không gây hại đến những người xung quanh. Có tài thì con người sẽ giải quyết được công việc tốt hơn, sẽ giải quyết được công việc một cách hiệu quả. Trong công việc, có tài thì định hướng được cách giải quyết công việc và có đức thì công việc sẽ luôn được ở giữ ở chuẩn mực đạo đức và lương tâm nghề nghiệp. Tóm lại, đức và tài chính là hai yếu tố không thể thiếu của bất cứ ai trong công việc và trong cuộc sống.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Bác Hồ đã nói : ” có tài mà không có đức là người vô dụng , có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ! ” .
Câu nói này của Bác thể hiện cách đánh giá giá trị của con người. Có tài, có hiểu biết, có kinh nghiệm nhưng lại không mang sự hiểu biết đó phục vụ nhân dân. làm đẹp giàu cho đất nước thì cái tài đó hoàn toàn vô ích. Một người có tài mà chỉ thu vén cho lợi ích cá nhân thì người đó cũng trở thành người vô dụng mà thôi. Mặt khác, con người có tài mà làm việc xấu, trái với đạo đức, trái với lương tâm thì không những chỉ là vô ích mà còn có hại, cái tài ớ đây không đáng được trân trọng nữa. Trong cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước ta còn gặp khó khăn rất nhiều. Nó đòi hỏi phải có nhiều người có tài, có đức.
Con người sống trên đời không phải cứ việc tồn tại là sẽ hoàn thành chữ “Người” vốn có mà phải làm sao cho xứng đáng với chữ “Người” ấy, đã là một con người thì phải có nhân cách, mà hơn hết đó là nhân cách tốt đẹp, hay nói cách khác, đó là đạo đức. Đạo đức ấy đó là cư xử hành thiện, tu nhân tích đức, có đạo đối nhân xử thế phải lẽ, biết thế nào là điều hay lẽ phải, biết tránh xa những việc làm xấu, việc làm sai trái có hại cho người khác. Cái “đức” chính là gốc rễ của lối sống đẹp, là nền tảng để con người sống tốt đẹp hơn đồng thời tạo ra các giá trị đem lại sự tốt đẹp cho người khác. Về phần tài năng, đây là một năng lực mà ai cũng mong có, tài năng, khả năng hay nói cách khác đó là trình độ học vấn hay năng lực trên một lĩnh vực nào đó cũng là phần vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Muốn làm bất cứ một điều gì cũng cần có kiến thức, quan trọng hơn là có tài năng. Chỉ những người có đủ năng lực thực sự mới có khả năng gánh vác những trách nhiệm, trọng trách lớn vì vậy họ là những người được trọng dụng hơn cả so với những người bình thường. Có thể nói, chính tài năng là chìa khóa cho sự thành công trên mọi lĩnh vực đời sống. Vậy cái “đức” quan trọng hơn hay là cái “tài” quan trọng hơn? Như Bác đã nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nếu một người có đầy đủ đạo đức, nhân cách nhưng không có tài năng thì đối với một số việc, không có đủ kiến thức, muốn hoàn thành thì là một việc rất khó khăn. Còn “Có tài mà không có đức là kẻ vô dụng”, một người có tài năng mà không có đạo đức, cho dù thuận lợi cho bất cứ công việc gì cũng không nhằm mục đích tốt đẹp, vì lòng nhân thì ngược lại, rất có thể đó là một tài năng gây hại cho con người, cho tổ quốc, đó là một kẻ vô dụng.
Từ đó , chúng ra rút ra được kết luận rằng : ” đức và tài chính là hai phẩm chất không thể thiếu ở mỗi con người. Học sinh cần rèn luyện cho mình những phẩm chất đáng quý cũng như có đủ khả năng làm việc và học tập tốt để có thể trở thành những công dân có ích cho xã hội và đất nước ! “
Xin ctlhn ạ!