Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 8 câu hỏi như sau: viết 1 đoạn văn giói thiệu về vài nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam với bạn bè năm châu.
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời và đặc biệt gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của quốc gia. Những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam luôn hấp dẫn du khách nước ngoài và khiến họ tò mò, tìm hiểu. Nhìn chung Việt Nam là một xã hội coi trọng gia đình, đề cao những nét truyền thống, phong tục tốt đẹp.Văn hóa của người Chăm là một trong những nền văn hóa sớm nhất trong lịch sử Việt Nam. Bất chấp sự khác biệt về văn hóa, 54 dân tộc luôn sống yên bình, không có sự phân biệt và cùng đoàn kết, phát triển.Sự đa dạng trong khu vực cũng tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của Việt Nam. Dải đất hình chữ S được chia thành 3 vùng miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Miền Bắc Việt Nam, được gọi là Bắc Bộ trong tiếng Việt là cái nôi của nền văn minh Việt Nam. Miền Trung chủ yếu là núi và bờ biển. Văn hóa ở miền Trung bị ảnh hưởng bởi dãy núi Trường Sơn và bờ biển. Miền Nam có đồng bằng sông Cửu Long. Đây là khu vực sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam.Ẩm thực Việt Nam cũng mang tính đặc trưng vùng miền, mỗi miền có một cách chế biến, thưởng thức và khẩu vị khác nhau. Các món ăn vô cùng đa dạng giữa các vùng. Thức ăn chính trong bữa ăn của người Việt là cơm.Bạn có thể tìm thấy cánh đồng lúa ở hầu hết mọi nơi tại Việt Nam. Nước mắm cũng là một phần không thể thiếu. Trong văn hóa Việt Nam, các món ăn đặc trưng với nhiều hương vị như ngọt, chua, cay và hương vị đặc biệt từ các loại nước sốtPhở là món ăn đặc trưng của người Việt, khách du lịch đến đây không thể không thử. Phở được làm từ gạo, thịt bò, nước dùng ăn kèm với quẩy, chanh, ớt. Ngoài phở ra thì còn có các loại bún, miến, bánh đa rất đa dạng.Trước triều Nguyễn, ngoại trừ gia đình quý tộc, người Việt Nam không được tự do ăn mặc. Có một số hạn chế về quần áo. Trước thế kỷ 19, trang phục phổ biến là áo giao lĩnh, một chiếc áo choàng có cổ chéo. Cho đến thời nhà Nguyễn, nó được thay thế bằng áo dài.Đến nay, áo dài đã được coi là quốc phục của người Việt. Thiết kế áo dài đã thay đổi qua thời gian. Ngày nay, nó được mặc chủ yếu bởi phụ nữ. Áo dài là nét độc đáo trong vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Việt Nam là quốc gia giàu truyền thống văn hóa, vì thế mà văn hóa Việt Nam và đặc biệt là văn hóa mặc áo dài đã trở nên độc đáo hơn cả. Áo dài được coi là biểu tượng truyền thống của trang phục Việt. Người phụ nữ Việt Nam xinh tươi, duyên dáng trong tà áo dài đã đi vào thơ ca, nhạc họa. Hình ảnh những cô gái Việt Nam trong ca khúc Việt Nam xinh tươi hay bức họa Thiếu nữ bên hoa huệ.. đều lung linh, xinh đẹp và mang điệu hồn dân tộc. Khoác trên mình chiếc áo dài trang nhã, thanh tao, cô gái VIệt Nam sẽ trở nên yêu kiều, rạng rỡ. CHiếc áo dài luôn là món quà bạn bè năm châu gửi tặng nhau khi đặt chân đến mảnh đất chữ S. Trong những buổi tiếp đón các nguyên thủ quốc gia, người con gái Việt Nam trong tà áo dài sẽ duyên dáng xuất hiện với vẻ đẹp dân tộc, vẻ đẹp truyền thống lớn lao! Tà áo dài không chỉ là trang phục mà hơn cả là bước đi của nền văn hóa và ta luôn phải trân trọng, gìn giữ nét đẹp văn hóa ấy.