fbpx

Ngữ văn Lớp 8: thuyết minh về tác phẩm văn học

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 8 câu hỏi như sau: thuyết minh về tác phẩm văn học


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Mình trình bày chi tiết ở trong hình!

ngu-van-lop-8-thuyet-minh-ve-tac-pham-van-hoc



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Em tham khảo câu trả lời dưới đây nhé:

* Dàn ý:

I. Mở bài:

-Giới thiệu khái quát tác phẩm tác giả (

II. Thân bài: 

– Tác giả: chú trọng đến những tình tiết tiểu sử ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác hoặc đến nội dung/ nghệ thuật của tác phẩm được bàn luận

– Tác phẩm:

+ Hoàn cảnh sáng tác  -> có ảnh hưởng gì đến nội dung/ nghệ thuật tác phẩm

+ Thể loạ

+ Nội dung

· Bố cục tác phẩm, kèm theo khái quát nội dung của từng phần 

· Tóm tắt nội dung câu chuyện

· Nêu chủ đề có phân tích ngắn gọn

+ Khái quát các giá trị nghệ thuật kèm theo phân tích dẫn chứng ngắn gọn

– Ý nghĩa giáo dục – tính chất thời sự của tác phẩm

+ Rút ra những bài học đạo đức, nhân cách nào từ các nhân vật, nội dung của tác phẩm

+ Liên kết tính gần gũi, tương đồng ở khía cạnh xã hội nào đó giữa các thời kỳ lịch sử: 

III. Kết bài:

– Đánh giá vị trí của tác phẩm, tác giả đối với văn học dân tộc

– Khẳng định giá trị vững bền của tác phẩm

* Bài làm: 

Tren thi đàn văn học Việt Nam, các tác phẩm của Xuân Diệu như một làn gió mở mang theo hơi thỏe hiện đại, đầy mới mẻ. Một trong các tác phẩm nổi bật của Xuân Diệu là “Vội vàng”, tác phẩm được đưa vào chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 2. 

“Vội vàng” được in trong tập “Thơ thơ” (1933 – 1938), xuất bản năm 1938 – thời kì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi nhân dân ta còn chìm trong ách đô hộ của thực dân Pháp. Đó là một hoàn cảnh lịch sử hết sức phức tạp, khi cái tôi cá nhân của những người sáng tác đang trỗi dậy thì lại gặp phải cảnh nước mất nhà tan, họ không có quyền bộc lộ mình, cho nên nền Thơ Mới giai đoạn này tràn ngập nỗi buồn sầu với nhiều cung bậc khác nhau. Ngay đến thi sĩ Xuân Diệu của chúng ta, một người vốn nổi tiếng với những bản tình ca lãng mạn, với niềm say mê và khát khao giao cảm với đời tha thiết, cũng không giấu nổi nỗi buồn vu vơ hay nỗi ám ảnh về thời gian, về tuổi trẻ. “Vội vàng” là bài thơ thể hiện rõ nhất cảm hứng ấy của ông. Bao trùm bài thơ là trạng thái đắm say đến điên cuồng, một khát khao giao cảm với thời da diết, đằng sau đó ẩn chứa những quan niệm nhân sinh hoàn toàn mới mẻ. Cái tôi của nhà thơ đã ẩn mình trong từng câu từng chữ, biến bài thơ thành một trong những áng thi ca hay nhất trong phong trào Thơ Mới. Bài thơ theo thể thơ tự do được tổ chức theo 3 phần: phần một với 11 câu thơ đầu diễn tả tình yêu tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ với thiên nhiên và cuộc sống, phần hai với 18 câu thơ tiếp theo lại đưa người đọc trở về với nỗi ám ảnh, những sự băn khoăn về thời gian và tuổi trẻ trôi đi quá nhanh, phần cuối với các câu thơ còn lại lại thể hiện khát vọng sống, khát vọng yêu đương mãnh liệt. Thể thơ tự do giúp tác giả dễ dàng bày tỏ những cảm xúc riêng tư của mình.

Cả bài thơ là tình yêu cuộc sống, tình yêu đời tha thiết và có ý kiến từng cho rằng Xuân Diệu đã xây dựng được cả một lầu thơ trên mặt đất. Những câu thơ đầy ái tình nồng say như đưa tâm hồn người đọc vào thế giới thơ lãng mạn của ông hoàng thơ tình:

           “Của ong bướm này đây tuần tháng mật

            Này đây hoa của đồng nội xanh rì

             Này đây lá của cành tơ phơ phất

            Của yến anh này đây khúc tình si…”

Khác với các nhà Thơ mới khác, họ không tìm được mối giao cảm với đời nên phải thoát lên tiên, phiêu lưu trong trường tình, đòi “một tinh cầu giá lạnh” hay “một vì sao trơ trọi giữa trời xanh”, Xuân Diệu tìm thấy mọi vẻ đẹp ngay trong cuộc sống nơi trần thế để mà giao cảm, để tình tự. Thế nhưng cũng bởi vì quá mê say vẻ đẹp ấy mà ông lại băn khoăn trong nỗi ám ảnh vì thời gian trôi nhanh đến bất ngờ:

        “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

         Mà tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

         Còn trời đất những chẳng còn tôi mãi

         Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Người xưa coi thời gian tuần hoàn còn ở đây Xuân Diệu đã đóng góp một cái nhìn đầy mới mẻ: thời gian một đi không trở lại và vì thế, ông tiếc nuối tuổi trẻ của bản thân, tiếc những vẻ đẹp rồi sẽ bị thời gian cuồn đi mất. Những đóng góp mới mẻ của Xuân Diệu khiến ông có một chỗ đứng vững chắc, xứng đáng là ông hoàng của nền thơ Việt Nam lúc bấy giờ.

Về nghệ thuật, bài thơ cũng đã đạt được một số nghệ thuật đặc sắc. Tiêu biểu nhất có lẽ chính là việc sử dụng ngôn ngữ và sáng tạo hình ảnh thơ. Những từ ngữ tượng hình “xanh rì, cành tơ, …” làm nổi bật vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống xuân sắc xuân thì của thiên nhiên đất trời. Những hình ảnh được sử dụng rất đắt, nhất là hình ảnh “ánh sáng chớp hàng mi”, ánh sáng được ví nhưng cái chớp mắt đa tình của người thiếu nữ càng tôn lên vẻ đẹp duyên dáng, đắm say của đất trời vào xuân.

Tóm lại, với một tâm hồn thơ đa cảm, một tài năng nghệ thuật đặc sắc, Xuân Diệu đã góp vào vườn thơ hiện đại Việt Nam một áng thơ được coi là tuyệt mĩ. “Vội vàng” đã trở thành một trong những áng thơ bất hủ, là tượng đài của nền thi ca Việt Nam.


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    KHÔNG HỌC ĐÔNG, KHÔNG ÁP LỰC – GIA SƯ 1 KÈM 1, MỞ CỬA TƯƠNG LAI!
    MIỄN PHÍ HỌC THỬ 1 BUỔI - LIÊN HỆ NGAY
    test_ai