fbpx

Ngữ văn Lớp 8: soạn bài Lão hạc gồm : tóm tắt về tác giả và tác phẩm , tóm tắt văn bản, PTBĐ và ngôi kể , bố cục văn bản

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 8 câu hỏi như sau: soạn bài Lão hạc
gồm : tóm tắt về tác giả và tác phẩm , tóm tắt văn bản, PTBĐ và ngôi kể , bố cục văn bản


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

đây nha: xin ctlhn~

-Bố cục của truyện ngắn “Lão Hạc” được chia thành 3 phần:

– Phần 1: “Từ đầu câu chuyện – ông giáo ạ”: Giới thiệu về sự việc và cuộc sống của Lão Hạc

– Phần 2: “Tiếp theo – Binh tư hiểu”: Diễn biến sự việc bán chó và nói về tình cảm, sự day dứt của Lão Hạc dành cho “Cậu Vàng”

– Phần 3: “Còn lại”: Cái chết đầy bi thương của Lão Hạ.

-tác giả :nam cao.

soạn bài:

Câu 1 (trang 48 ):

– Tình cảm của lão Hạc dành cho cậu Vàng:

   + Trân trọng gọi con chó là cậu Vàng

   + Làm bạn với cậu Vàng để khuây khỏa

   + Đối xử với cậu Vàng như đối xử với con cháu: cho ăn trong bát, gắp thức ăn cho, chửi yêu, cưng nựng…

– Tình thế khốn cùng buộc lão Hạc phải bán cậu Vàng:

   + Sau trận ốm cộng với cơn bão đi qua tình cảnh của lão Hạc “đói deo đói dắt”

– Diễn biến tâm lý sau khi bán cậu Vàng

   + Cố làm ra vui vẻ, nhưng “đôi mắt ầng ậng nước”, “mếu máo như con nít”

   + Lão Hạc đau đớn, dằn vặt vì quá thương cậu Vàng và cảm thấy tội lỗi, tệ bạc khi lừa một con chó.

= > Lão Hạc là người hiền lành, sống tình nghĩa nên lão cảm thấy đau xót, dằn vặt lương tâm khi bán cậu Vàng.

Câu 2 (trang 48 sgk ):

– Nguyên nhân cái chết của lão Hạc:

   + Do tình cảnh túng quẫn: đói deo dắt, nghèo khổ, bần cùng

   + Lão không thể ăn phạm vào số tiền dành cho con

   + Lão chọn cái chết để giải thoát số kiếp,và bảo toàn số tiền cho con

– Lão Hạc thu xếp nhờ “ông giáo”sau đó tìm đến cái chết chứng tỏ:

   + Lão là người có lòng tự trọng, biết lo xa

   + Lão không chấp nhận việc làm bất lương, không nhận sự giúp đỡ

   + Lão coi trọng nhân phẩm, danh dự hơn cả mạng sống

Câu 3 ( trang 48 sgk ):

– Khi nghe chuyện lão Hạc muốn bán chó thì dửng dưng, thờ ơ

– Khi lão Hạc khóc vì bán chó thì cảm thông, chia sẻ “muốn ôm choàng lấy lão mà khóc”, muốn giúp đỡ

– Khi nghe Binh Tư kể lão Hạc xin bả chó: nghi ngờ, thoáng buồn

– Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc thì kính trọng nhân cách, tấm lòng của con người bình dị

= > “Ông giáo” trở thành người bạn tâm giao của lão Hạc, ông hiểu sâu sắc và đồng cảm, kính trọng lão Hạc

Câu 4 (trang 48 sgk ):

– Khi nghe Binh Tư nói, nhân vật “tôi” bất ngờ, hoài nghi, cảm thấy thất vọng

   + Nhân vật “tôi” nhanh chóng cảm thấy chán ngán: người trung thực, nhân nghĩa như lão Hạc lại “nối gót” Binh Tư.

   + Buồn vì cái đói nghèo có thể làm tha hóa nhân cách con người ( cái đói nghèo có thể biến lão Hạc trở nên tha hóa như Binh Tư)

– Sau đó chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo lại thấy buồn ở khía cạnh khác.

   + Hóa giải được hoài nghi trong lòng nhưng lại thấy buồn

   + Xót xa vì người sống tử tế và nhân hậu, trung thực như lão Hạc phải chọn cái chết đau đớn, dữ dội

Câu 5 (trang 48 sgk):

– Cái hay, hấp dẫn ở truyện nằm ở việc miêu tả tâm lý nhân vật và cách kể chuyện.

   + Diễn biến tâm lý của lão Hạc xung quanh chuyện bán chó

   + Sự thay đổi thái độ, tình cảm của ông giáo từ dửng dưng đến cảm thông, chia sẻ, kính trọng

– Cả hai nhân vật đều có vẻ đẹp của nhân cách, phẩm giá dù họ có nỗi khổ riêng

   + Lão Hạc giàu tình thương, lòng tự trọng, trung thực

   + Ông giáo tử tế, biết chia sẻ, đồng cảm.

– Nhân vật “tôi” kể, dẫn dắt câu chuyện nhưng lại nhập vai vào các nhân vật khác nên tác phẩm có nhiều giọng điệu chứ không đơn điệu.

Câu 6 ( trang 48 sgk):

– Đây là phát hiện sâu sắc mang tính triết lý:

   + Phải thực sự am hiểu, trân trọng con người, khám phá những nét tốt đẹp của con người.

   + Con người chỉ bị những đau khổ che lấp đi bản tính tốt đẹp, cần phải “cố tìm hiểu”

   + Cần phải đặt mình vào hoàn cảnh và vị trí của người khác để hiểu, cảm thông và chấp nhận họ

– Là cách ứng xử nhân hậu, tình nghĩa xuất phát từ tinh thần yêu thương con người.

   + Tránh những mâu thuẫn bằng sự thấu hiểu và vị tha.

Câu 7 (trang 48 sgk ):

– Cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám:

   + Bị bóc lột, bần cùng hóa, đói nghèo, thiếu thốn

   + Họ sống khổ cực trong làng quê

   + Cuộc sống eo hẹp dần tới kiệt quệ, bế tắc

– Họ có những phẩm chất đáng quý

   + Trong sạch, lương thiện , giàu tình yêu thương

   + Họ sẵn sàng chết, phản kháng lại để giữ phẩm giá cao quý của mình

   + Trong người nông dân luôn tiềm tàng sức mạnh của tình cảm, có thể phản kháng lại những bất công.



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

1. Tác giả.
– Nam Cao ( 1917 – 1951 ), quê ở Hà Nam.
– Ông là nhà văn hiện thực viết về chủ đề người nông dân tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám

2. Tác phẩm:
– Truyện ngắn “Lão Hạc” sáng tác năm 1943.

3. TÓM TẮT VĂN BẢN (tóm tắt bằng các ý)

– Tình cảnh của gia đình Lão Hạc: nhà nghèo, vợ chết, có còn đứa con trai lại phẫn chí bỏ đi vì không có tiền cưới vợ…

– Chỉ còn Lão Hạc với con chó Vàng: lão coi con chó như con, âu yếm gọi nó là “cậu Vàng”, coi nó như người bạn, như kỉ vật của đứa con trai

– Nhưng sự túng quẫn ngày càng đe doạ Lão Hạc: hết viêc làm, laị đau ốm liên miên, bão gió, hết mọi nguồn thu, không đủ tiền nuôi“cậu Vàng”…

4. Phương thức biểu đạt và ngôi kể.

– Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp trữ tình.

– Ngôi kể thứ nhất

5. Bố cục

Đ1:Hôm sau….cũng xong: Lão Hạc kể chuyện bán chó, Ông giáo an ủi lão Hạc

Đ2:Luôn mấy hôm…đáng buồn: Cuộc sống lão Hạc, thái độ Binh Tư và Ông giáo

Đ3:Không! Cuộc đời…Một sào: Cái chết lão Hạc


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    KHÔNG HỌC ĐÔNG, KHÔNG ÁP LỰC – GIA SƯ 1 KÈM 1, MỞ CỬA TƯƠNG LAI!
    MIỄN PHÍ HỌC THỬ 1 BUỔI - LIÊN HỆ NGAY
    test_ai