Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 8 câu hỏi như sau: Viết đoạn văn bàn về ý kiến sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà làm chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết (khoảng 200 chữ)
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Dorothy Cafield từng nói: “Mẹ không phải là người để dựa vào, mà là người khiến việc dựa dẫm trở nên không cần thiết.” Thật vậy, cuộc đời luôn chứa đựng những chông gai, thử thách và con người cũng cần một điểm tựa để vượt qua khó khăn và chinh phục mục tiêu của mình. Hành trình của người mẹ cũng vậy, theo con đến suốt cuộc đời, dõi ánh nhìn tha thiết đầy yêu thương theo từng bước chân con nhưng lại không thể luôn bên cạnh dìu dắt, chăm lo bởi: “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết” (B.Bables). “Sứ mạng” là vai trò lớn lao, cao cả của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái. Mẹ và rộng hơn là mái ấm gia đình, là “chỗ dựa”, là nơi che chở, yêu thương, là nơi con cái có thể nương tựa hay còn là nơi dừng chân của tâm hồn sau bão táp. Câu nói đã đưa ra quan điểm giáo dục của cha mẹ với con cái hết sức thuyết phục: Vai trò của cha mẹ không chỉ nằm trong việc dạy dỗ con mà quan trọng hơn là làm sao để con cái biết sống chủ động, tích cực, không dựa dẫm…Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đềm mà luôn ẩn giấu nhiều bão tố. Vì vậy, chúng ta cần biết tìm cách để vượt qua, và sẽ càng ý nghĩa hơn nếu chinh phục thử thách bằng chính nghị lực bản thân.Việc hình thành lối sống chủ động, tích cực là cả quá trình dài, đòi hỏi nhiều thời gian. Cho nên, ngay từ lúc nhỏ, những đứa trẻ cần được giáo dục cách sống tự lập. Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái trở thành công dân “tự lập”. Nghĩa là cha mẹ sẽ “gợi mở”, hướng dẫn con đường tốt để đi, còn chuyện “bước” qua từng chướng ngại như thế nào thì phải do đứa trẻ tự làm lấy. Bởi người Nhật luôn quan tâm và dạy dỗ trẻ phải biết tự vươn lên bằng chính nỗ lực của mình, tự lập trong công việc nên Nhật Bản đã trở thành nước nằm trong top đầu về giáo dục theo thống kê của PISA. Mặt khác, dạy con biết tự lập không có nghĩa là phó mặc con hoặc quá khắt khe, yêu cầu cao đối với con. Cha mẹ nên ở cạnh con, công nhận những nỗ lực của con để tiếp cho con động lực, niềm tin hoặc giúp đỡ con khi cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn một số phụ huynh nuông chiều con quá mức khiến con cái mất đi ý thức tự lập, luôn dựa dẫm, trông chờ vào cha mẹ mỗi khi gặp thử thách. Từ đó, khiến con sống tự phụ, bi quan, mất phương hướng trước khó khăn. Vì thế, các bậc cha mẹ phải biết yêu thương, dạy con đúng cách, đừng để tình thương làm vỏ bọc để lẩn tránh khó khăn của con cái. Và mỗi người con cũng cần trân trọng tình thương của cha mẹ, vươn lên phía trước bằng chính khả năng của mình, không dựa dẫm vào cha mẹ khiến cha mẹ yên tâm về mình. Hãy luôn nhớ rằng “Đừng dựa dẫm vào người khác quá nhiều. Bởi vì một ngày nào đó bạn sẽ phải bước một mình” ( Khuyết danh )
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Mẹ là người sinh thành, là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi đứa con vững bước vào đời, bởi vậy mà sự trưởng thành của mỗi đứa con đều có vai trò to lớn của người mẹ. Bất cứ người mẹ nào cũng dành cho con tình yêu tuyệt đối, họ coi việc che chở, bảo vệ các con là sứ mạng cao cả nhất. Tình yêu thương của người mẹ với con là điều không cần bàn cãi nhưng trong việc giáo dục, để cho con có thể tự tin vững bước vào đời, người mẹ cần dạy cho con cách sống tự lập thay vì mãi dựa dẫm, phụ thuộc vào bố mẹ. Bàn về vai trò của người mẹ, B.Babbles đã khẳng định “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết”.
Câu nói của B.Babbles đã khẳng định vai trò của người mẹ đối với sự phát triển của con cái, họ là chỗ dựa to lớn cả về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, trong câu nói Babbles càng nhấn mạnh hơn tầm quan trọng của hoạt động giáo dục con cái, theo đó để đứa con có thể phát triển toàn diện với những năng lực và kĩ năng xã hội cần thiết thì người mẹ cần dạy cho con cách sống tự lập, biết tự giải quyết những vấn đề của mình.
Mỗi người mẹ đều coi việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục con cái là một trách nhiệm, sứ mạng thiêng liêng nhất. Bởi vậy trong cuộc sống họ luôn muốn dành những điều tốt nhất, thậm chí hi sinh bản thân chỉ để cho những đứa con nên người. Bao bọc, bảo vệ con cái đã trở thành bản năng của các bậc sinh thành.
Sự yêu thương, nâng đỡ của cha mẹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của những đứa trẻ. Những đứa con lớn lên trong sự yêu thương của bố mẹ thường là những người giàu tình cảm, nhân cách cũng được hoàn thiện theo hướng tích cực. Sự nâng đỡ này sẽ góp phần to lớn trong việc định hình nhân cách, hoàn thiện năng lực cũng như giá trị của đứa trẻ.
Yêu thương, bao bọc cho những đứa con là việc cần thiết nhưng không vì thế mà bố mẹ mãi để con trong trong cái kén an toàn, bởi khi ấy đứa trẻ sẽ mãi phụ thuộc vào bố mẹ, những kĩ năng xã hội vì vậy mà bị hạn chế. Trong việc giáo dục con cái, bên cạnh việc yêu thương con, bố mẹ cũng nên tạo điều kiện để những đứa con sống tự lập, hãy dạy cho con cách giải quyết vấn đề thay vì làm mọi thứ cho con.
Nếu bố mẹ mãi bao bọc, đứa trẻ sẽ lầm tưởng rằng bố mẹ sẽ là người giải quyết mọi khó khăn, vì vậy mà đứng trước những tình huống có vấn đề, thay vì tự nghĩ cách giải quyết, chúng sẽ ỉ lại vào bố mẹ. Thiếu đi những kĩ năng xã hội, sống phụ thuộc thì khi bước vào đời những đứa con sẽ khó có thể hòa nhập với xã hội, không biết cách giải quyết vấn đề.
Chẳng hạn, khi con đánh nhau với bạn ở trường, thay vì thương con mà đến trường trách móc cô giáo hay đến tận nhà gặp phụ huynh của học sinh kia để đổ lỗi thì bố mẹ cần tìm hiểu rõ lí do để biết thực- hư, phải trái để phân tích cho con hiểu, sau đó định hướng cho đứa con trong việc giải quyết mối quan hệ bạn bè theo hướng hòa bình, thân thiện.
Babbles đã đưa ra quan điểm giáo dục thuyết thục khi khẳng định vai trò giáo dục của mẹ không chỉ ở việc dạy dỗ mà quan trọng hơn là giúp con sống chủ động, tích cực, không dựa dẫm.
Xin CTLHN ạ !!