Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 8 câu hỏi như sau: em hãy viết đoạn văn nghị luận (từ 20-30 dòng) giải thích câu nói:”tiên học lễ hậu học văn”.
ko hơn 35 dòng nhé!thanks trc ạ!
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Bạn tham khảo khảo :
Tiên học lễ, hậu học văn, phải đó là một câu nói quen thuộc của ông cha ta đã truyền từ đời này sang đời khác. Hiện nay, ở hầu hết trường học, mỗi ngày bước qua cổng trường là người học sinh nhìn thấy ngày một hàng chữ lớn: “Tiên học lễ, hậu học văn”.Nghĩa đen của câu tục ngữ này muốn nói rằng việc đầu tiên cần phải học lễ nghĩa và sau đó mới học văn hóa. Nhưng ý nghĩa sâu xa và hàm ẩn trong đó chính là lời dạy dỗ đầy sâu sắc. Con người trước tiên cần phải học đạo đức, học lễ nghi để làm một người tốt. Sau đó mới học văn hóa, học những trí thức của nhân loại để làm người có ích. Như vậy, câu tục ngữ trên có ý nghĩa vô cùng to lớn, quan trọng với mỗi con người chúng ta.
Bởi nếu một người có kiến thức vô cùng uyên bác, được đất nước trọng dụng những sáng tạo cống hiến của mình. Nhưng người đó lại không biết cách đối nhân xử thế sao cho đúng giá trị đạo đức, không coi trọng những người lớn tuổi, những người sinh thành dưỡng dục ra mình thì những kiến thức tài giỏi mà anh ta học được cũng không có ý nghĩa gì hết. Một người có nhân cách tốt, thì mới là người được người ta kính trọng, yêu mến. Một con người dù tài giỏi nhưng không có đạo đức, không có nhân phẩm tốt thì dù có tài tới mấy cũng bị xã hội tẩy chay, bởi thói vô đạo đức của mình không được ai chấp nhận trong cộng đồng.Như vậy, câu tục ngữ trên đã đưa ra một lời khuyên đúng đắn. Mỗi người hãy coi đó như một kim chỉ nam trong quá trình rèn luyện của bản thân.
@tunguyen09
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn” chính là câu nói phổ biến và quen thuộc nhất ở mọi trường học, cơ sở giáo dục của VN. “Tiên” là trước, là đầu tiên, là thứ cần ưu tiên. “Hậu” là sau, là thứ hai. “Lễ” là những phép tắc ứng xử đạo đức cơ bản, là phép đối nhân xử thế. Còn “văn”là những kiến thức văn hóa tại nhà trường. Vì vậy, câu nói này khẳng định việc con người cần phải ưu tiên những phép ứng xử, phép tắc cơ bản trước việc học văn hóa. Ta cần hiểu và nắm được những phép ứng xử kính trên nhường dưới, hòa nhã, lịch sử và đúng mực với những người xung quanh. Ở nhà, thì chúng ta là con ngoan, hiếu thảo với ông bà bố mẹ. Ở trường thì chúng ta hành xử như những học trò ngoan, hòa nhã với bạn bè, kính trọng thầy cô. Ở ngoài đời sống thì chúng ta cần hành xử như những công dân văn minh, lịch sự: nhường ghế trên xe buýt, không khạc nhổ vứt rác bừa bãi, không nói tục chửi bậy, không chen lấn xô đẩy,… Nhờ cách hành xử này mà chúng ta mới tự định hình nhân cách, trở thành những con người có nền tảng sẵn sàng cho học vấn. Từ đây, ta mới có thể sẵn sàng cho việc học những tri thức văn hóa tại trường lớp. Nếu như con người có nhiều kiến thức nhưng không có đạo đức, không có ứng xử chuẩn mực thì đó sẽ là con người vô dụng, giống như “có tài mà không có đức” vậy. Tại Nhật Bản, việc học ứng xử phép tắc của trẻ em Nhật Bản được áp dụng và ưu tiên hàng đầu. Tóm lại, câu nói truyền tải thông điệp về việc cần ưu tiên học những lễ nghi, phép ứng xử trước những tri thức văn hóa.