fbpx

Ngữ văn Lớp 8: Phiếu 6: Ôn tập: Câu nghi vấn Bài tập 1: Điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: a, Trong nhiều trường hợp, câu… (1).. k

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 8 câu hỏi như sau: Phiếu 6: Ôn tập: Câu nghi vấn
Bài tập 1: Điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a, Trong nhiều trường hợp, câu… (1).. không dùng để hỏi mà dùng để ..(2).., khẳng định, phủ định, đe dọa …(3)…, cảm xúc và …(4).. yêu cầu người đối thoại trả lời.
b, Nếu không dùng để ..(5)… thì trong 1 số trường hợp câu nghi vấn kết thúc bằng dấu …(6)…
Bài tập 2: Đặt 2 câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để:
– Bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước một nhân vật văn học
– Yêu cầu một người bạn giảng lại cho một bài toán mà chưa hiểu.
Bài tập 3: Tìm trong văn bản “ Nhớ rừng” một đoạn thơ có sử dụng các câu nghi vấn. Nêu tác dụng của việc sử dụng các câu nghi vấn đó.
Bài tập 4: Viết đoạn văn (8 đến 10 câu) theo cách quy nạp nêu cảm nhận về 4 câu cuối bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. Đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn (chỉ rõ).
Phiếu 7: Ôn tập: Câu cầu khiến
Bài tập 1: So sánh đặc điểm hình thức chức năng của câu nghi vấn với câu cầu khiến.
Bài tập 2: Tìm câu cầu khiến có trong các đoạn trích sau. Nêu tác dụng của câu cầu khiến đó.
a. Bà buồn lắm , toan vứt đi thì đứa con bảo:
– Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp. (Truyện “Sọ Dừa”)
b. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà. (Nguyên Hồng)
c. Vì vậy chúng ta cần phải :
– Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, cùng nhau giảm thiểu chất thải ni lông bằng cách giặt phơi khô để dùng lại.
– Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.
…. Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới trái đất hơn nữa.
(Thông tin về ngày trái đất năm 2000)
Bài tập 3: Xác định câu cầu khiến trong các đoạn trích sau :
a, Cái Tí lễ mễ bê rổ khoai luộc ghếch vào chân cột và dặn thằng Dần :
– Hãy còn nóng lắm đấy nhé ! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn !
(Tắt đèn- Ngô Tất Tố)
b, Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão ! Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.
(Lão Hạc- Nam Cao)
c, Mẹ tôi giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra :
– Thôi, hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi.[…]
– Lằng nhằng mãi. Chia ra !
– Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.
(Khánh Hoài)
Bài tập 4: Trong đời sống, nhiều khi ta sử dụng hình thức câu cầu khiến nhưng không dùng để cầu khiến mà dùng vào mục đích khác. Hãy nêu ví dụ minh họa.
Phiếu 8: Ôn tập: Câu cảm thán
Bài tập 1: So sánh đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến và câu cảm thán.
Bài tập 2: Trong các câu sau đây câu nào là câu cảm thán, câu nào chỉ bộc lộ cảm xúc? Tại sao?
a. Ôi, quê mẹ nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kì công!
(Ngữ văn 7- Kì I)
b. Ôi! Cô giáo tốt của em , không bao giờ , chẳng bao giờ em lại quên cô được!
(Ngữ văn 7- Kì I)
c. Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy ! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!
(Ngữ Văn 7- Kì I)
d. Thì ra cái vùng sao như cát , như thủy tinh vãi kia ở trong tranh minh họa là dải Ngân Hà ? A! Sông Ngân! Sông Ngân!
(Ngữ Văn 7- Kì I)
e. Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe. (Ca dao)
Bài tập 3: Thêm các từ ngữ cảm thán và dấu chấm than để chuyển đổi các câu sau sang câu cảm thán.
a. Cái áo đẹp quá.
b. Trăng sáng quá .
c. Lười học quá.
Bài tập 4: Đặt 2 câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc.
a.Trước tình cảm của một người thân dành cho mình.
b. Khi nhìn thấy mặt trời mọc.


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Phiếu 6 : 

BT1 : 

a, 

(1) nghi vấn 

(2) cầu khiến

(3) bộc lộ tình cảm 

(4) không 

b,

(5) hỏi

(6) chấm, chấm than chấm lửng

BT2 :  

+Lão Hạc ơi, sao lão ra đi sớm thế?

+Hoa ơi, bài toàn này tớ chưa hiểu giảng lại giúp mình được không ?

BT3 : 

 Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

– Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

– Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

=> Tác dụng : Thể hiện sự luyến tiếc của con hổ khi nhớ lại quá khứ huy hoàng của mình. Hổ tự hỏi chính mình thời quá khứ vàng son ấy nay còn đâu, từ đó giúp mọi người hiểu thêm về tâm trạng con hổ

BT4 : 

 ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò, từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Những hình ảnh, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng. Nỗi nhớ quê hương chân thành da diết và sự gắn bó sâu nặng với quê hương. Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. Từ đó bạn học được bài học gì ? 

Phiếu 7 : 

BT1 : 

Câu nghi vấn :

-Đặc điểm : có dấu chấm hỏi ớ cuối câu và thường đi kèm với từ nghi vấn như: ai, thế nào, sao..

-Chức năng : dùng để hỏi

Câu cầu khiến : 

-Đặc điểm : có các từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… thường kết thúc bằng dấu chấm than

-Chức năng : dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị

BT2 : 

a, Mẹ ơi, con là người đấy mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp

b, Con nín đi!

c,  

-Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, cùng nhau giảm thiểu chất thải ni lông bằng cách giặt phơi khô để dùng lại.

-Không sử dụng bao ni lông khi không cần thiết.

-Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới trái đấy hơn nữa.

BT3 : Câu cầu khiến : 

a,  Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn

b, Lão hãy yên lòng mả nhắm mắt. Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão

c, 

– Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi

– Chia ra

BT4 : 

-Ví dụ :

-Cho mình mượn cuốn sách !

-Có thể cho mình mượn cuốn sách được không ?

– Hãy đưa cho mình mượn cuốn sách !

-Đưa cuốn sách mượn nào !

-Cho mượn cuốn sách đi !

=> Ý nghĩa của cầu khiến thể hiện một cách trực tiếp, có sắc thái hơi sỗ sàng thường ít được sử dụng trong môi trường giao tiếp có văn hoá, chẳng hạn trong trường học. Ý nghĩa của câu cầu khiến gián tiếp thường được coi là tế nhị và lịch sự hơn, vì thế thích hợp cho nhiều tình huống hơn. Vì thế trường hợp trên khi muốn mượn quyển sách thì nên chọn câu nào phù hợp , thể hiện rõ thái độ sắc thais lịch sự..

Phiếu 8 : 

BT1 : 

Câu cầu khiến :  

-Đặc điểm : có các từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… thường kết thúc bằng dấu chấm than

-Chức năng : dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị

Câu cảm thán : 

-Đặc điểm : có các từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ôi,… kết thúc bằng dấu chấm than

-Chức năng : dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết)

BT2 : 

a,

-Câu cảm thán 

-Dựa vào : Ôi

b,

-Câu cảm thán 

-Dựa vào : Ôi

c, Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy ! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!

-Câu cảm thán

d, Thì ra cái vùng sao như cát , như thủy tinh vãi kia ở trong tranh minh họa là dải Ngân Hà ? A! Sông Ngân! Sông Ngân!

-Câu bộc lộ cảm xúc 

e,  Thương thay con cuốc giữa trời 
Dầu kêu ra máu có người nào  nghe

-Câu bộc lộ cảm xúc

BT3 : 

a, Ôi ! Cái áo đẹp quá

b, Ôi ! Trăng sáng quá

c, Chao ôi ! bạn này lười học quá 

BT4 :  

a, Chao ôi, cháu cảm ơn bà !

b, Cảnh mặt trời mọc sớm nay đẹp biết bao !



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

@HỌC TỐT

Phiếu 6:

BT1:

a, Trong trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc… và không yêu cầu người đối thoại trả lời.

b, Nếu không dùng để hỏi thì trong 1 số trường hợp câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

BT2: Đặt câu

– Sao trời lại cho số khiếp của Lão lại khổ như này! (Lão Hạc)

– Linh kể cho mình nghe kết cục của bộ phim này được không?

BT3: 

– Câu nghi vấn: 

+ Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

+ Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

+ Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

+ Thời oanh liệt nay còn đâu?

– Tác dụng: 

+ Tạo ra cách diễn đạt uyển chuyển, nhịp nhàng.

+ Bộc lộ cảm xúc, sự nuối tiếc chuỗi ngày huy hoàng, oanh liệt thời quá khứ.

+ Tăng nhạc điệu nhạc tính cho đoạn thơ.

+ Thể hiện tài quan sát, tài sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thế Lữ.

Phiếu 7:

BT1: So sánh

1. Đặc điểm hình thức:

– Câu nghi vấn: 

+ Có các từ nghi vấn như: ai, thế nào, sao,…

+ Thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi cuối câu

– Câu cầu khiến:

+ Có những từ mang tính chất cầu khiến, ngữ điệu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị…

+ Khi viết có dấu chấm than cuối câu hoặc dấu chấm.

2. Chức năng:

– Câu nghi vấn: Dùng để hỏi

– Câu cầu khiến: Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị,…

BT2: 

a, 

– Câu cầu khiến: Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.

– Tác dụng: Dùng để khuyên bảo.

b, 

– Câu cầu khiến: Con nín đi!

– Tác dụng: Dùng để yêu cầu

c, 

– Câu cầu khiến: 

+ Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, cùng nhau giảm thiểu chất thải ni lông bằng cách giặt phơi khô để dùng lại.

+ Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.

=> Dùng để đề nghị

+ Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới trái đất hơn nữa.

=> Dùng để yêu cầu

BT3: 

a, Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn!

b, Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão!

c,

– Thôi, hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi.

– Chia ra!

BT4: Ví dụ minh họa

– Đừng nên lười biếng trong học tập.

=> Dùng để khuyên bảo.

Phiếu 8:

BT1: So sánh 

1. Đặc điểm hình thức:

– Câu cầu khiến: 

+ Có những từ mang tính chất cầu khiến, ngữ điệu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị…

+ Khi viết có dấu chấm than cuối câu hoặc dấu chấm.

– Câu cảm thán:

+ Có chứa các từ: than ôi, ôi chao, chà, lắm, quá,…

+ Thường đứng ở đầu hoặc cuối câu và kết thúc bằng dấu chấm than.

2. Chức năng

– Câu cầu khiến: Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị,…

– Câu cảm thán: Dùng để bộc lộ cảm xúc.

BT2: 

a, Bộc lộ cảm xúc

b, Bộc lộ cảm xúc

c, Cảm thán

d, Cảm thán

e, Bộc lộ cảm xúc

BT3:

a, Cái áo đẹp quá.

=> Ôi, cái áo đẹp quá!

b, Trăng sáng quá.

=> Chà, trăng sáng quá!

c, Lười học quá.

=> Ôi, sao bạn này lười học quá!

BT4: Đặt câu

a, Ôi, tình cảm mẹ dành cho con thật đáng quý và ý nghĩa biết bao!

b, Mặt trời mọc thật tuyệt đẹp!


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    KHÔNG HỌC ĐÔNG, KHÔNG ÁP LỰC – GIA SƯ 1 KÈM 1, MỞ CỬA TƯƠNG LAI!
    MIỄN PHÍ HỌC THỬ 1 BUỔI - LIÊN HỆ NGAY
    test_ai