fbpx

Ngữ văn Lớp 8: Nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định:”Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường.Người ta đi mãi thì thành đường thôi” Nhà thơ Robert Frost lại

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 8 câu hỏi như sau: Nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định:”Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường.Người ta đi mãi thì thành đường thôi”
Nhà thơ Robert Frost lại viết:”Trong rừng có nhiều lối đi và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”
Bạn sẽ chọn lối đi đã được người ta đi mãi mà thành hay lối đi không có dấu chân người?
(Giúp mình với ạ????)


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

      Trong cuộc sống, có lẽ nhiều người sẽ luôn chọn cho mình một con đường an toàn để đi, để bước tiếp, đó là cảm giác an toàn của con người. Hiểu được điều đó, nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định:”Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường.Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Nhưng trái với Lỗ Tấn, nhà thơ Robert Frost lại viết:”Trong rừng có nhiều lối đi và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”, bởi lẽ, theo ông cảm nhận được vẫn có nhiều người thích sự mạo hiểm, học dám thoát khỏi vỏ bọc an toàn của bản thân họ.

     Vậy theo nhà thơ Robert Frost, “lối đi không có dấu chân người” là gì ? Đó là một sự lựa chọn lối đi nguy hiểm, nó chứa đầy thử thách bởi vì chưa ai từng đi qua con đường đó, họ dám mạo hiểm, đối đầu với khó khăn, thử thách ẩn chứa bên trong nó. Song song với đó, lối đi đã được người ta đi mãi thành đường của Lỗ Tấn lại nói lên một con người rụt rè, họ chọn một lối đi cũ, một cách làm cũ, đã nhiều người thực hiện được nó, nó không còn là thử thách lớn đối với những người đi sau. Có lẽ bạn sẽ thấy hai câu thở trên đối lập hẳn nhau, nhưng nó thể hiện một ý nghĩa, dù bạn chọn lối đi nào, mạo hiểm hay an toàn thì chúng ta vẫn có những cách khác nhau để làm nên thành công của chính họ, mỗi lối đi đều có thuận lợi và khó khăn của riêng nó.

     Các bạn sẽ nghĩ, lối đi người ta đã đi trước rồi thì có khó khăn gì? Thưa, quả thật, lối đi đã được đi trước đúng là sẽ không có khó khăn gì, nhưng nếu như thế, chúng ta sẽ không còn cơ hội tìm tòi cái mới, tìm cơ hội để chinh phục các thử thách sau khi đi ra khỏi con đường đó. Nhưng thuận lợi ở lối đi đó là họ có thể đến đích sớm hơn, nhưng bản chất không thể rèn được sự khôn ngoan khi gặp thử thách của họ. Còn về lối đi không có chân người, nó chứa đựng đầy thử thách bên trong, đây là lối đi, cách thức nhiều trở ngại, nhiều khó khăn phải đối đầu, buộc con người phải dũng cảm, phải sáng tao, thậm chí mạo hiểm. Nhưng nó cũng chứa rất nhiều rủi ro, nhưng họ rèn dc sự khôn ngoan, khéo léo khi gặp thử thách và cảm nhaanjd dược cảm giác vui sướng khi vượt qua được cả con đường chông gai đó, trở thành người mở đầu, người tiên phong của con đường đó. Hai ý kiến trên bổ sung nghĩa cho nhau, chúng ta cần phải biết kết hợp hai con đường đó lại con người sẽ có được thành công khi vừa biết kế thừa kinh nghiệm của người đi trước, tìm lối đi an toàn, lại vừa sáng tạo kiếm tìm cái mới  như một sự khởi nghiệp.

     Việc lựa chọn con đường đi cho mình là vô cùng quan trọng với mỗi người, nếu lựa chọn đúng sẽ định hình tương lai thuận lợi hơn nhưng nó phải phù hợp với điều kiện, năng lực của bản thân bạn. Bạn nên tránh những con đường khó khăn nếu bạn khi đủ tự tin, không đủ năng lực để vượt qua nó. Một khi đãlựa chọn một con đường nào đó phải kiên trì theo đuổi,thực hiện nó bằng sự nỗ lực hết sức của  bản thân.

     Qua hai câu thơ trên, cả hai nhà thơ muốn dạy cho chúng ta rằng, cầnphải nhận thức được tính đúng đắn, năng lực của bản thân, biếtt tôi luyện và vận dụng các phẩm chất linh hoạt, sáng tạo, dũng cảm trong từng tình huống cụ thể của đời sống để có được thành công. Từ đó, khi vẫn còn là học sinh trên chiếc ghế nhà trường, em cần phải biết lựa chọn đúng phương pháp học tập, đúng ước mơ mà mình muốn theo đuổi để tránh những hối hận về sau.

# We Are One



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Mở bài:

Nêu hai nhận định.

2. Thân bài: 

a. Giải thích”

_Ý kiến của Lỗ Tấn: nói về lối đi cũ, đã quá quen thuộc, trở thành công thức và được nhiều người tuân theo một cách vô điều kiện.

_Ý kiên của Robert Frost: nói về lối đi mới mẻ, mang tính sáng tạo và khẳng định cái tôi cá nhân. 

_CHúng ta có nhiều lựa chọn của riêng mình trên hành trình cuộc đời và chắc chắn dù là theo lối mòn hay tìm kiếm một cơ hội khác thì đều có những khó khăn, thách thức riêng.

b. Bàn luận:

_Lối đi đã được người ta đi mãi thành đường:

+ưu điểm:  lối đi an toàn, con người không cần quá lo lắng trước rủi ro mà có thể chọn lựa làm theo, tuân theo rồi dễ dàng cán đích. 

+Hạn chế: làm theo con đường phía trước vô định, không khám phá, không tìm tòi cái tôi của chính bản thân mình. 

_Lối đi không có dấu chân người:

+ưu điểm: cơ hội được học hỏi, được khám phá và trải nghiệm, có thể phát hiện được nhiều điều mới mẻ, lí thú, rèn luyện cho con người nhiều bản lĩnh mạnh mẽ đương đầu với mọi khó khăn. 

+hạn chế: còn nhiều khó khăn do không có kinh nghiệm từ người đi trước, có thể đối mặt với hiểm nguy rủi ro bất cứ lúc nào. 

_Hai ý kiến trên bổ sung cho nhau chứ không đối lập. 

c. Phản đề:

_ Chọn lối đi người ta đi mãi thành đường không phải là bảo thủ, kì thị cái mới.

_Chọn “lối đi chưa có dấu chân người” không phải là cứliều  lĩnh, dại dột, không biết điểm dừng. 

3. Kết bài: lựa chọn lối đi nào là do con người và chúng ta phải đủ bản lĩnh để chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình.

Bài làm

Trên hành trình cuộc đời, mỗi người đều có lựa chọn và hướng đi riêng của mình. Dù là lựa chọn nào, cách thức ra sao thì chắc chắn ai trong chúng ta cũng khao khát hướng đến niềm vui và niêm hạnh phúc. Nói về cách thức đạt được thành công, hướng đi trên hành trình dài rộng, Lỗ Tấn- nhà văn Trung Quốc nổi tiếng cho rằng: Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường.Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Còn nhà thơ Robert Frost lại viết:”Trong rừng có nhiều lối đi và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”. Mỗi ý kiến đều gợi ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ về hành trình đi của con người.

Lối đi theo quan điểm của Lỗ Tấn là lối đi quen thuộc lặp đi lặp lại như một công thức và con người làm theo nó trogn vô thức mà không mảy may suy nghĩ. Hiểu sâu hơn thì đó đang nói tới cách hành xử của con người . Còn nhà thơ Robert Frost lại chọn “ lối đi không dấu chân người” tức là một lối đi mới, chưa ai đặ

Dù chọn lựa lối đi nào thì ta cũng thấy có những ưu nhược điểm riêng. Nếu chọn một lối đi quen thuộc, ta có được rất nhiều ích lợi. Chúng ta không cần mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ mình cần làm gì hay cũng dễ dàng nhận được kinh nghiệm từ người đi trước thay vì rủi ro. Con người trong lối mòn ấy luôn luôn được bảo trợ để tìm ra quyết định phù hợp nhất. 

Vậy nhưng, nếu bạn cứ đi theo “ lỗi đi người ta đi mãi thành đường” thì cái mất cũng chẳng kém cái được là bao. Dần dần con người sẽ hình thành tư duy lối mòn thậm chí là ăn sẵn, ỷ lại. Bạn đứng trên vinh quang mà chẳng thể ngẩng cao đầu bởi những gì bạn có, những thành quả bạn đạt được có bao nhiêu phần trăm là nỗ lực của bạn hay chỉ là đi theo một đường sẵn đó, không thử thách, không gian nan và như thế nào cũng sẽ an toàn cán đích. 

Tương tự như thế, chọn một lối đi chưa ai từng đi cũng sẽ có mặt tốt, mặt chưa tốt. Điều tốt đẹp ấy chính là bạn được học hỏi, được trải nghiệm bằng chính khả năng, trình độ của bản thân. Thành quả bạn đạt được sẽ được bạn nâng niu, trân trọng hơn bao giờ hết. Nó còn là nguồn động lực to lớn cho mỗi người trong hành trình khám phá những điều tươi đẹp tiếp theo đó. Ta lại nhớ về câu chuyện của Colombo tìm ra châu Mỹ, thử hỏi nếu không có một sự khai phá, sự mở đường của con người dũng cảm ấy thì nhân loại có phát triển như ngày hôm nay? 

Tuy nhiên, khi là người đặt những bước chân đầu tiên, thì đồng nghĩa với việc bạn phải là người khai phá, mở đường và đối mặt với thử thách hơn tất cả mọi người. Trước mắt hành trình mới lạ kia không chỉ là khó khăn mà còn là thách thức về tinh thần, về sức khỏe, ý chí và cả độ lì của con người với quyết tâm cao độ. 

Thoạt nghe qua ta sẽ tưởng chừng như hai quan điểm đang trái ngược và xung đột nhau. Vậy  nhưng thực sự hai ý kiến là hai sự bổ sung vẹn toàn cho nhau. Trên con đường chinh phục những ước mơ và thành công với vô vàn khó khăn, tất cả chúng ta đều cần phải tiếp thu kiến thức từ mọi người đi trước. Nhưng ta cũng cần có được cho mình màu sắc riêng với sự sáng tạo, sự nghiên cứu tìm tòi kĩ lưỡng chứ không phải thái độ ăn sẵn.

Dù bạn có chọn cho mình lối đi nào đi chăng nữa thì hãy cũng cân nhắc xem khả năng, trình độ của bản thân ở đâu. Chúng ta có chọn lối đi quen thuocj thì cũng đừng nên cho bản thân quyền bảo thủ, kì thị cái mới. Hãy biết cúi mình và lắng nghe để tiếp thu thay vì thái độ ương ngạnh cho mình là tài giỏi. Còn lối đi chưa dấu chân người kia dẫu lạ lẫm, dẫu chông gai nhưng kiên trì của con người cũng hãy là kiên trì đúng đắn. Đừng bao giờ đánh đồng sáng tạo, bản lĩnh với sự dại dột và không biết điểm dừng và ảo tưởng đó là hay. 

Mỗi người đều có thể lựa chọn lối đi cho riêng mình. CHúng ta hãy chọn hành trình tương lai ấy bằng sự tỉnh táo và biết điểm dừng là ở đâu. Chỉ có sự cầu thị và cố gắng mới giúp con người có thể vươn lên trên mọi hoàn cảnh và gặt hái thành công. 


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai