Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 8 câu hỏi như sau: Tìm và phân tích tác dụng của phép ẩn dụ hoặc hoán dụ trong câu tục ngữ :
Thôn Đoài hồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
_Xin chào! Xin chào! :3_
*Bạn tham khảo nha*
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào
– Biện pháp tu từ:
1. Hoán dụ “thôn Đoài, thôn Đông”
2. Ẩn dụ “cau, trầu”
– Phân tích biện pháp tu từ:
1. Sử dụng biệp pháp hoán dụ, lấy địa danh để chỉ con người sống ở địa danh đó. (Con người ở đâu chỉ chàng trai, cô gái. “Thôi Đoài hồi nhớ thôn Đông” có nghĩa là “cô gái” nhớ “chàng trai, thể hiện một tình yêu sâu thắm, niềm nhớ nhung của cô gái ấy
2. Sử dụng biện pháp ẩn dụ, “cau, trầu” là chỉ người con trai và con gái. “Cau, trầu” thường đi đôi với nhau, nên ngụ ý ở đây là chàng trai và cô gái ấy rất yêu nhau, và muốn sánh đôi với nhau.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
1/ Biện pháp hoán dụ
Biện pháp hoán dụ được sử dụng ở “Thôn Đoài”, “Thôn Đông”
– Thôn Đoài: là nơi chàng trai ở, ý chỉ chàng trai
– Thôn Đông: là nơi cô gái ở, ý chỉ cô gái
Tác giả sử dụng biện pháp hoán dụ, là loại hoán dụ lấy vật chứa đựng (thôn Đoài, thôn Đông) để chỉ vật bị chứa đựng (chàng trai, cô gái) từ đó khéo léo bộc bạch tình cảm yêu thương, niềm mong nhớ dành cho cô gái bên thôn Đông.
2/ Biện pháp ẩn dụ
Được thể hiện ở hình ảnh cau và trầu ở câu thơ thứ 2. Cau và trầu từ nhiều đời nay vốn là hai vật gắn bó, khó tách rời nhau được. Ở đây ẩn dụ chỉ những người yêu nhau, những người có đôi có cặp. Đồng thời hình ảnh cau trầu còn xuất hiện nhiều trong các đám hỏi, đám cưới cũng ngầm chỉ chàng trai đang có ý với cô gái, muốn sánh đôi cùng với cô gái.