fbpx

Tổng hợp Lớp 7: giai cấp và tầng lớp khác nhau như thế nào

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Tổng hợp lớp 7 câu hỏi như sau: giai cấp và tầng lớp khác nhau như thế nào


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

–       Khái niệm giai cấp

+ Khái niệm giai cấp dùng để chỉ những tập đoàn người hết sức đông đảo trong một xã hội, những tập đoàn này phân biệt với nhau bởi địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử.

Cụ thể, xét trên ba phương diện của hệ thống quan hệ sản xuất, họ có sự khác nhau về:

(1)      Quyền sở hữu đối với những tư liệu sản xuất (thường được quy định và thừa nhận bởi pháp luật; thường là vối những tư liệu sản xuất chủ yếu);

(2)    Địa vị trong hệ thống tổ chức lao động xã hội (làm chủ hay phụ thuộc);

(3)    Do đó, họ có sự khác nhau về cách thức và quy mô hưởng thụ kết quả của quá trình sản xuất xã hội (bằng cách nào? nhiều hay ít?).

+ Cơ sở khách quan của sự phân hoá giai cấp trong xã hội và thực chất của nó:

Theo quan niệm trên đây về giai cấp có thể thấy: cơ sở khách quan của sự phân hóa những con người trong một cộng đồng xã hội thành các giai cấp khác nhau, đối lập nhau là do có sự khác nhau và đối lập nhau về địa vị của họ trong một chế độ kinh tế – xã hội nhất định, do đó tất yếu dẫn tới việc “tập đoàn này có thể chiếm đoạt được lao động của tập đoàn khác”. Vậy, thực chất của sự phân hóa giai cấp trong xã hội chính là sự phân hóa những con ngưòi trong một cộng đồng xã hội thành những kẻ bóc lột và những người bị bóc lột. Vậy chừng nào và khi nào trong xã hội còn có sự phân biệt ấy thì chừng đó, khi đó tất yếu sẽ xuất hiện giai cấp.

+ Ví dụ, thực tiễn lịch sử trên hai nghìn năm qua ở các nước phương Tây đã từng diễn ra sự phân hoá giai cấp hết sức điển hình, đó là các giai cấp: chủ nô và nô lệ thời cổ đại, chúa đất và nông nô thời trung cổ, tư sản và vô sản từ thời cận đại đến nay.

–     Khái niệm “tầng lớp xã hội”

Khái niệm tầng lớp xã hội thường được sử dụng để chỉ sự phân tầng, phân lớp, phân nhóm giữa những con người trong cùng một giai cấp theo địa vị và sự khác biệt cụ thể của họ trong giai cấp đó như: tầng lớp công nhân làm thuê lao động giản đơn, lao động phức tạp, lao động chuyên gia, V.V.. Khái niệm này cũng còn được dùng để chỉ những nhóm người ngoài kết cấu các giai cấp trong một xã hội nhất định như: tầng lớp công chức, trí thức, tiểu nông, v.v. những tầng lớp này đều có những mối quan hệ nhất định với giai cấp này hay giai cấp khác trong xã hội.

–       Giai cấp có phải là hiện tượng vĩnh viễn của lịch sử không?

Theo quan điểm duy vật lịch sử, giai cấp không phải là hiện tượng vĩnh viễn của lịch sử, trái lại nó là hiện tượng chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. C. Mác nhận định: “Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất”.

Để thấy rõ điều này, cần phân tích nguồn gốc dẫn đến sự phân hoá giai cấp trong xã hội. Nếu xuất phát từ khái niệm về giai cấp nói trên, có thể thấy:

+ Nguồn gốc trực tiếp của sự phân hóa giai cấp trong xã hội chính là do sự ra đời và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, đặc biệt là đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội; bởi vì, chỉ có trong điều kiện đó mới có khả năng khách quan làm phát sinh và tồn tại sự phân biệt địa vị của các tập đoàn người trong quá trình sản xuất xã hội. Do đó, dẫn tới khả năng tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động thặng dư của tập đoàn khác.

+ Tuy nhiên chỉ có chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất vẫn chưa đủ để làm phát sinh giai cấp trong xã hội nêu chưa có sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một mức độ làm cho năng suất lao động tăng lên, do đó làm xuất hiện thời gian lao động thặng dư của xã hội, biểu hiện thành sự dư thừa của cải tương đối của xã hội. Hơn nữa, sự tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân hay cộng đồng xã hội về tư liệu sản xuất không phải theo ý muốn chủ quan mà là tuân theo quy luật khách quan – quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vì vậy, nguồn gốc sâu xa của sự phân hóa giai cấp trong xã hội chính là do tình trạng phát triển nhưng chưa đạt tới trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất đã đạt trình độ xã hội hóa cao thì chính nó lại là nguyên nhân khách quan của việc xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và do đó dẫn tới sự xóa bỏ giai cấp, đối kháng và đấu tranh giai cấp trong xã hội. Đó là vấn đề thực tiễn của chủ nghĩa xã hội và đặc biệt là của xã hội cộng sản chủ nghĩa trong tương lai.



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Các giai cấp và tầng lớp khác nhau ở chỗ : 

– Các giai cấp thường dùng để chỉ những tập đoàn người đông đảo trong một xã hội, những tập đoàn này phân biệt với nhau bởi địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội trong lịch sử.

– Còn các tầng lớp thường được sử dụng để chỉ sự phân tầng, phân lớp giữa những con người cùng một giai cấp theo địa vị và sự khác biệt cụ thể của họ trong giai cấp đó.


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai