fbpx

Tổng hợp Lớp 7: Hãy viết chi tiết về tiểu sử về Trần Hưng Đạo

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Tổng hợp lớp 7 câu hỏi như sau: Hãy viết chi tiết về tiểu sử về Trần Hưng Đạo


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Trần Hưng Đạo (1228  1300, còn được gọi là Hưng Đạo Đại Vương) là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288. Ông nguyên có tên khai sinh là Trần Quốc Tuấn). Phần lớn tài liệu nghiên cứu lịch sử và cả dân gian thời sau thường dùng tên gọi vắn tắt là “Trần Hưng Đạo” thay cho cách gọi đầy đủ là “Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn”, vốn bao gồm tước hiệu được sắc phong cho ông. Cần lưu ý rằng “Hưng Đạo đại vương” là tước phong chính thức cao nhất do vua nhà Trần ban tặng cho Trần Quốc Tuấn lúc sinh thời do công lao kháng chiến bảo vệ đất nước, Tước “đại vương” có cấp bậc cao hơn tước “vương” dù cùng thuộc hàng vương tước được ban cho những người thành viên hoàng tộc nhà Trần đương thời. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

Là con của An Sinh thân vương Trần Liễu và là cháu nội của Trần Thái Tổ, Trần Hưng Đạo có mối quan hệ mật thiết với hoàng tộc họ Trần và vua Trần Nhân Tông gọi ông bằng bác. Năm 1257, ông được vua Trần Thái Tông phong làm đại tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược. Sau đó, ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp. Đến tháng 10 âm lịch năm 1283, nhà Nguyên (sau khi Mông Cổ thống nhất Trung Hoa) đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được Thượng hoàng Trần Thánh Tông, và vua Trần Nhân Tông (lần lượt là em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội cả nước. Trên cương vị này, năm 1285, ông lãnh đạo quân sĩ chặn đứng đội quân xâm lược của Trấn Nam vương Thoát Hoan. Sau những thất bại ban đầu, quân dân Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,… đánh đuổi hoàn toàn quân Nguyên khỏi biên giới.

Năm 1288, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt lần thứ ba. Khi tiếp tục được phong Quốc công tiết chế; Hưng Đạo vương khẳng định với vua Trần Nhân Tông: “Năm nay đánh giặc nhàn”. Ông đã áp dụng thành công chiến thuật của Ngô Quyền, đánh bại hoàn toàn thủy quân nhà Nguyên do các tướng Phàn Tiếp  Ô Mã Nhi chỉ huy trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng, buộc quân Nguyên lại phải rút về nước và vĩnh viễn từ bỏ tham vọng thôn tính phương Nam của họ. Tháng 4 âm lịch năm 1289, Trần Nhân Tông chính thức gia phong ông làm “Đại vương” dù chức quyền đứng đầu triều đình khi đó vẫn thuộc về Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải.

Sau đó, ông lui về Vạn Kiếp đến khi mất năm 1300. Trước lúc lâm chung, ông khuyên Trần Anh Tông: “Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Ngoài ra, ông còn để lại các tác phẩm kinh điển như Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược  Vạn Kiếp tông bí truyền thư đặt nền móng cho nghệ thuật quân sự Việt Nam kể từ thời Trần đến tận ngày nay.



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Nam Định). Năm sinh của ông không rõ ràng, có tài liệu cho là năm 1228, có tài liệu thì cho là năm 1230 hay 1232.. Ngài thông minh đĩnh ngộ, văn võ song toàn; chí biết dẹp thù nhà, thân biết đoàn kết anh em dòng họ cùng lo toan việc nước. Ngài nghiên cứu binh thư, biết dùng người hiền tài như Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng; coi binh sĩ như chân với tay. Ở nơi Ngài thể hiện các đức tính: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, và Tín. Cả ba lần chống quân Mông- Nguyên, ngài đã lập nhiều công lớn. Ngài mất vào ngày 20 tháng Tám năm Canh Tý (1300). Thi hài được hỏa táng theo ý nguyện của ngài: tro thu vào một bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ. Có đền thờ tại Vạn Kiếp, Chí Linh.

Ngài vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên – Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ (Tổng tư lệnh quân đội). Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi giặc ra khỏi nước vì thế ngài được phong tước Hưng Đạo Vương


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai