fbpx

Sinh Học Lớp 7: Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của động vật? So sánh sự khác nhau với thực vật. Câu 2: Hãy nêu cấu tạo di chuyển và dinh dưỡng của trù

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Sinh Học lớp 7 câu hỏi như sau: Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của động vật? So sánh sự khác nhau với thực vật.
Câu 2: Hãy nêu cấu tạo di chuyển và dinh dưỡng của trùng biến hình.
Câu 3: Trình bày cấu tạo và tác hại của trùng kiết lị và trùng sốt rét.
Câu 4: Hình dạng ngoài, di chuyển và sinh sản của thủy tức như thế nào?
Câu 5: Hãy vẽ sơ đồ vòng đời của sán lá gan, giun đũa.
Câu 6: Hãy nêu đặc điểm một số đại diện của ngành giun tròn, giun dẹp.
Câu 7: Hãy nêu môi trường sống và lối sống của ít nhất 5 loại giun đất.
Câu 8: Trong loài động vật nguyên sinh, những loài nào có hình thức sinh sản phân đôi và tiếp hợp?
Câu 9: Nêu đặc điểm chung và lợi ích của nghành ruột khoang.
Câu 10: Trình bày cấu tạo vỏ trai và cơ thể trai sông? Nêu một số đại diện của nghành thân mềm? Nơi sống và lối sống của chúng.
Câu 11: Nhện hoạt động vào thời gian nào? Nêu đặc điểm chung và vai trò của nghành chân khớp.
(Help)


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Giải đáp:

Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của động vật? So sánh sự khác nhau với thực vật.

Đặc điểm chung:

– Có khả năng di chuyển
– Có hệ thần kinh và giác quan
– Dị dưỡng (khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn)

 So sánh:

– Giống nhau: 
 + Đều có cấu tạo tế bào
 + Đều có khả năng lớn lên và sinh sản
– Thực vật:
 + Có thành xellulose
 + Tự tổng hợp chất hữu cơ đi nuôi cơ thể
 + Không có khả năng di chuyển, không có thần kinh và giác quan
– Động vật:
 + Không có thành xellulose
 + Sử dụng chất hữu cơ có sẵn
 + Có khả năng di chuyển, có thần kinh và giác quan

Câu 2: Hãy nêu cấu tạo di chuyển và dinh dưỡng của trùng biến hình.

– Cấu tạo:

Trùng biến hình được coi như một cơ thể đơn bào đơn giàn nhất. Cơ thể chúng gồm một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân 

– Di chuyển:

Trùng biến hình di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả. Vì thế cơ thế chúng luôn biến đổi hình dạng.

-Dinh dưỡng:

– Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.

– Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ…).

– Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.

– Không bào tiêu hoá tạo thành bao lấy mồi, tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá.

Câu 3: Trình bày cấu tạo và tác hại của trùng kiết lị và trùng sốt rét.

Cấu tạo trùng sốt rét:

– Kích thước nhỏ

– Không có bộ phận di chuyển

– Không có không bào

Cấu tạo trùng kiết lị:

– Chân giả ngắn

– Không có không bào

– Sống kí sinh ở ruột người

Câu 4: Hình dạng ngoài, di chuyển và sinh sản của thủy tức như thế nào?

+ Hình dạng ngoài.
– Cơ thể hình trụ dài có đối xứng tỏa tròn
– Phần dưới là đế bám vào giá thể phần trên có lỗ miệng xung quanh có các tua miệng
+ Di chuyển
– Di chuyển kiểu sâu đo
– Di chuyển kiểu lộn đầu

+ Thủy tức sinh sản theo 3 hình thức sau:

– Sinh sản Mọc chồi: Khi đủ thức ăn, thủy tức sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. Chồi con khi đã tự kiếm ăn, tách ra khỏi cơ thể mẹ và sống độc lập.

– Sinh sản hữu tính: Là sự kết hợp giữa hai tế bào sinh dục (1 đực 1 cái) tạo thành.

– Tái sinh: Thủy tức có khả năng tái sinh lại cơ thể toàn vẹn chỉ từ 1 phần cơ thể cắt ra

Câu 5: Hãy vẽ sơ đồ vòng đời của sán lá gan, giun đũa.

Sán lá gan –> Trứng –>Ấu trùng lông –>Ấu trùng trong ốc –>Ấu trùng có đuôi –>Kén sán–>Sán trưởng thành ở gan bò ,trâu

Câu 6: Hãy nêu đặc điểm một số đại diện của ngành giun tròn, giun dẹp.

-Giun đốt:

+Cơ thể gồm các đốt nối tiếp

+Hình trụ, dạng tròn hoặc dẹp

+Sống trong nước, đất ẩm

-Giun dẹp:

+Cơ thể dẹp đối xứng hai bên

+Dẹp theo chiều lưng bụng

+Sống tự do hoặc ký sinh 

Câu 7: Hãy nêu môi trường sống và lối sống của ít nhất 5 loại giun đất.

Giun đất  : môi trường sống

– dất ẩm 

– lối sống

– Tự do

– chui rút 

Câu 8: Trong loài động vật nguyên sinh, những loài nào có hình thức sinh sản phân đôi và tiếp hợp?

– Trong các loài động vật nguyên sinh, trùng giày có hình thức sinh sản tiếp hợp. Ngoài hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều ngang, trùng giày còn có hình thức sinh sản hữu tính gọi là sinh sản tiếp hợp.

Câu 9: Nêu đặc điểm chung và lợi ích của nghành ruột khoang.

Đặc điểm chung
– Cơ thể đối xứng tỏa tròn
– Ruột dạng túi ( không có hậu môn)
– Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào
– Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai

 Lợi ích
– Trong tự nhiên:
+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên
+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển
– Đối với đời sống con người:
+ Làm đồ trang trí, trang sức: san hô
+ Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi, san hô
+ Làm thực phẩm có giá trị: sứa
+ Hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất

Câu 10: Trình bày cấu tạo vỏ trai và cơ thể trai sông? Nêu một số đại diện của nghành thân mềm? Nơi sống và lối sống của chúng.

Vỏ trai gồm 3 lớp :

+Lớp ngoài cùng: lớp sừng.

+Lớp giữa: lớp đá vôi.

+Lớp trong cùng: lớp xà cừ.

Vỏ trai gồm 2 mảnh đc gắn với nhau nhờ dây chằng ở bản lề phía trong

-2 cơ khép vỏ bám chắc vafoo mặt trong của vỏ, giút điều chỉnh hoạt động đóng, mở vỏ.

một số đại diện của nghành thân mềm:

trai, hến, ốc sên, bạch tuộc ,mực ống



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Câu 1:

-Đặc điểm chung của động vật:

+có khả năng di chuyển

+Có hệ thần kinh và giác quan

+Dị dưỡng( sử dụng chất hữu cơ có sẵn )

-Khác nhau:

-Động vật: ko có thành xenlulozo, tế bào ko có lục lạp

-Dị dưỡng( sử dụng chất hữu cơ có sẵn), di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan

-Thực vật:tế bào có thành xenlulozo, tế bào có lục lạp, tự tổng hợp chất hữu cơ, không di chuyển, không có hệ thần kinh và giác quan 

Câu 2:

-Cấu tạo di chuyển: nhờ chất nguyên sinh, dồn vè một phía tạo thành chân giả

-Dinh dưỡng : dị dưỡng

Câu 3:

-Cấu tạo trùng kiết lị:

+Trùng kiết lị giống trùng biến hình chân giả ngắn

+Sống kí sinh trong ruột người

+Thành bào xác khi ở môi trường bên ngoài

-Trùng sốt rét:

+Kí sinh trong máu người, thành ruột và truyền nước bọt của muỗi anôphen

+Kích thước nhỏ hơn hồng cầu

Câu 4

-Hình dạng ngoài

+Hình trụ dài

-Cấu tạo ngoài

+Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng

+Phần dưới là đế bám

+Cơ thể dối xứng tỏa tròn

-Di chuyển: 2 cách: 

+Sâu đo 

+Lộn đầu 

Câu 5:

Sán lá gan trưởng thành —-(đẻ)—> Trứng —-(gặp nước)—> Ấu trùng có lông ——> Ấu trừng (kí sinh trong ốc ruộng) ———-> Ấu trùng có đuôi (môi trường nước) ——> Kết kén (bám vào rau bèo) —-> Sán lá gan (kí sinh trong gan mật trâu bò) 
Câu 6: 

-Giun dẹp:

+Cơ thể dẹp đối xứng hai bên 

+Dẹp theo chiều lưng bụng 

+Sống tự do hoặc ký sinh 

-Giun đốt:

+Cơ thể gồm các đốt nối tiếp

+Hình trụ, dạng tròn hoặc dẹp

+Sống trong nước, đất ẩm 


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai